Lai Châu đang từng bước mở rộng vùng mía nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu xuất khẩu gần 2.600 tấn mía sang Trung Quốc
Ông Vũ Hữu Lưỡng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết, diện tích trồng mía trên địa bàn hiện có là 113 ha. Trong đó, diện tích mía trồng theo phương thức liên kết giữa hợp tác xã và các hộ dân trên địa bàn là 105 ha, chủ yếu tập trung tại các xã Hoang Thèn 80 ha, thị trấn Phong Thổ 6,42 ha, xã Huổi Luông 6ha, xã Ma Li Pho 12 ha. Ngoài ra, diện tích mía do người dân trồng tự phát là 8ha tại các xã Khổng Lào là 5ha và xã Mường So 3 ha.
Diện tích mía thu hoạch khoảng 100ha, sản lượng ước đạt 2.856 tấn. Trong đó sản lượng được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2.564 tấn, sản lượng còn lại bán trong nước 392 tấn.
Với mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu mía đường, huyện Phong Thổ (Lai Châu) tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân trên địa bàn chuyển đổi đất trồng chuối, sắn, ngô… kém hiệu quả sang trồng mía. Qua đó, từng bước mở rộng vùng nguyên liệu mía, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước từ đó nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Các nhà máy trên cả nước thu mua hơn 9,7 triệu tấn mía trong niên vụ 2022 – 2023, sản xuất được hơn 940.000 tấn đường các loại, cho thấy sự phục hồi đáng kể nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng vệ thương mại.
Cảnh báo thiếu hụt đường
Theo Tổng cục Thống kê, với dân số đạt mốc 100 triệu người, mức tiêu thụ đường của Việt Nam sẽ vào khoảng 2,2 – 2,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, theo Hiệp Hội Mía Đường Việt Nam, sản lượng đường trong nước như năm ngoái chỉ đạt 935.000 tấn. Điều này có nghĩa ngành mía đường mới chỉ đáp ứng được 43% nhu cầu tiêu thụ.
Dù rất yêu cây mía, nhưng những lão nông như ông Đặng Văn Tích (thị trấn Búng Tàu, Phụng Hiệp, Hậu Giang) buộc lòng phải từ bỏ để chuyển sang cây trồng khác. Giá cả, năng suất đường mía không ổn định khiến nông dân thua lỗ liên tục.
“Dự định của gia đình là năm nay một phần sẽ chuyển sang trồng chuối, phần đất thấp thì chuyển sang trồng tràm để nhẹ nhân công. Còn nếu trồng mía, ngoài yếu tố giá cả, năng suất thì hiện nay còn phải đối mặt với nhân công lao động khan hiếm”, ông Tích chia sẻ.
Hậu Giang là vùng trồng mía lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, diện tích mỗi năm giảm từ 500 ha – 1.000 ha. Nếu như năm 2010, tỉnh có 9.000 ha thì niên vụ 2021 – 2022 chỉ còn 3.700 ha. Bà con chuyển đổi sang các loại cây trồng khác cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần.
Diện tích thu hẹp khiến các nhà máy đường phải giảm công suất, thậm chí dừng hẳn. Như ở Hậu Giang, từ 3 nhà máy đường thì nay chỉ còn nhà máy đường Phụng Hiệp hoạt động.
Ông Trần Vĩnh Chung – Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ cho biết: “Nhà máy với người dân đều bị thiệt hại nên chúng tôi cố gắng hỗ trợ bà con tăng 80 đồng so với thông báo thu mua mía ban đầu”.
Sau khi nâng giá thu mua, Nhà máy đường Phụng Hiệp cuối cùng cũng hoạt động. Các chính sách hỗ trợ, liên kết cũng được triển khai để nông dân trồng mía ổn định thu nhập.
Hậu Giang đã quy hoạch diện tích trồng mía khoảng 3.000 ha. Nhưng lợi nhuận từ việc trồng cây ăn trái đang cao như hiện nay, diện tích này chưa chắc đã giữ được. Ngành mía đường Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị xoá xổ một khi vùng nguyên liệu đã không còn.
So với 2 niên vụ trước, sản lượng mía và đường đều tăng. Sự tăng trưởng này cho thấy ngành mía đường Việt Nam đã có sự phục hồi đáng kể dưới tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại mà nhà nước Việt Nam đã áp dụng từ năm 2021.
Theo khảo sát mới nhất của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn từ 40 doanh nghiệp chế biến thực phẩm dùng đường lớn nhất Việt Nam, năm nay nhu cầu đường của các doanh nghiệp này sẽ tăng lên khoảng 60.000 tấn so với năm ngoái. Trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động đòi hỏi Việt Nam phải có giải pháp để tăng tính chủ động về nguồn cung.