Kỹ Thuật Nuôi Bò Thịt Nhanh Lớn – Chất Lượng Cao

0
1930
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kỹ thuật nuôi bò thịt nhanh lớn, cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất vượt trội bà con không chỉ cần quan tâm đến thiết kế chuồng trại, chọn giống mà quan trọng hơn cả là cách lựa chọn, phối trộn thức ăn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng và trị bệnh cho bò… Tất cả bí quyết sẽ được chúng tôi tiết lộ ở bài viết dưới đây. Mời bà con theo dõi.

Nội dung chính

Chuồng trại nuôi bò

Chuồng trại chăn nuôi bò phải thuận tiện cho quá trình quản lý, chăm sóc, tiêu độc và vệ sinh. Chọn đất làm chuồng phải liền mảnh, không bị chia cắt, độ dốc không quá 15%. Trong trường hợp mua đất cần tính toán đến khoảng thời gian chăn nuôi dài hạn từ 20 – 40 năm, có thể mở rộng quy mô bãi cỏ chăn thả, đặc biệt khi chăn nuôi bò sữa. Nên làm chuồng trên đất màu mỡ, có tầng canh tác dày, khả năng giữ nước.

Đối với trang trại chăn nuôi bò lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ. Phân chia thành nhiều chuồng nuôi, mỗi khu cách nhau từ 300 – 500m.

Chuồng trại nuôi bò cần được tính toán cẩn thận nhằm mang lại sự thuận tiện nhất trong quá trình chăm sóc
Chuồng trại nuôi bò cần được tính toán cẩn thận nhằm mang lại sự thuận tiện nhất trong quá trình chăm sóc 

Trước khi thiết kế chuồng trại chăn bò, bà con nên tham khảo nhiều mẫu chuồng ở khu vực lân cận, ở các trang trại ngoại tỉnh để có kiến thức lựa chọn và cải tiến phù hợp nhất với quỹ đất của mình.

Chuồng không được quá trơn hoặc có định nhọn tránh gây tổn thương cho bò. Cách làm chuồng bò thịt phổ biến là thiết kế 2 dãy có hành lang ở giữa đi lại, thanh chắn giữa chuồng bên trong với đường đi ở giữa nên dùng thanh ngang song song hoặc thanh xiên góc 60 độ so với nền. Máng ăn đặt ngay bên ngoài hành lang, không nên xây cao để thuận tiện trong quá trình cho bò ăn.

Đặc biệt kỹ thuật nuôi bò thịt nhốt chuồng nhanh lớn đem lại hiệu quả cao nhất là khi thiết kế chuồng trại, bà con nên làm thêm một sân chơi ở phía sau, không lợp mái cho bò.

Chọn giống bò

Trong kỹ thuật nuôi bò thịt công nghiệp, khâu chọn giống rất quan trọng, nó sẽ phải phù hợp với điều kiện khí hậu, cho năng suất và sản lượng tốt, tăng trưởng ổn định.

Nếu chăn nuôi quy mô hộ gia đình thì bà con có thể lựa chọn giống bò vàng địa phương. Giống này thích nghi tốt nhưng chậm lớn, không phù hợp với quy mô chăn nuôi trang trại, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt từ 40 – 42%.

Hiện tại có nhiều giống bò nuôi lấy thịt
Hiện tại có nhiều giống bò nuôi lấy thịt

Chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh, bà con có thể lựa chọn một trong cách giống sau:

Bò lai Sind: đây là giống lai giữa bò Zebu và bò vàng địa phương. Chúng có tầm vóc cao lớn, sức kéo tốt. Con đực trưởng thành có thể đạt trọng từ 400 – 450kg/ con, con cái đạt 250 – 300kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ trung bình gần 50%.

Bò Droughtmaster: có xuất xứ từ Úc, thích nghi tốt với khí hậu ở nước ta, còn được gọi là bậc thầy chịu hạn. Bò có thân hình cao lớn, con đực trưởng thành đạt tới 900 – 1000kg/ con, con cái đạt 650 – 700kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ cao, chiếm đến 55%.

Bò Red Sindhi (bò Sind): Giống bò này có kích thước khá nhỏ nhưng lại cho tỷ lệ thịt xẻ từ 48 – 50%. Con đực trưởng thành đạt từ 370 – 450kg/ con, con cái trưởng thành đạt từ 300 – 350kg/ con.

Bò Blance Bleu Belge (BBB): đây được mệnh danh là “cỗ máy sản xuất thịt”. Trung bình con đực trưởng thành có thể đạt tới trên 1 tấn, con cái khoảng 770kg/ con. Tỷ lệ thịt xẻ từ 65 – 75%.

Vệ sinh thú y

Các trang trại chăn nuôi tập trung và chuồng nuôi bò thịt nói riêng cần phải thực hiện đúng các công tác vệ sinh thú ý được quy định tại Điều 4 Thông tư  07/2016/TT-BNNPTNT. Một số yêu cầu như:

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đúng quy định bao gồm trong và ngoài khu chuồng nuôi.

  • Tiêm vacxin phòng bệnh

Cần giám sát định kỳ với một số bệnh truyền nhiễm lây lan

Ngoài ra, để giảm bớt và ngăn ngừa tối đa sự lây lan của mầm bệnh, giảm thiểu rủi ro, các trang trại chăn nuôi cần phải thực hiện đúng nguyên tắc vệ sinh thú y, hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học.

  • Lưu ý trong quá trình sát trùng

Chỉ sử dụng thuốc sát trùng khi đã làm sạch bề mặt chuồng nuôi

Sau khi sát trùng phải để khô hoàn toàn thì mới diệt được tối đa vi khuẩn.

Chuồng phải được làm sạch trước khi dùng thuốc sát trùng
Chuồng phải được làm sạch trước khi dùng thuốc sát trùng

Các bước tiến hành vệ sinh, sát trùng khi không có bò ở trong  chuồng được tiến hành như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phân bò, các chất hữu cơ bám trên chuồng và khu vực xung quanh. Có thể dùng chổi, cuốc xẻng.

Bước 2: Dùng vòi xịt nước để rửa sạch. Một số chỗ khó rửa như góc, khe thì nên dùng vòi xịt có áp suất cao. Để ngâm nước trong chuồng từ 1 – 3 ngày.

Bước 3: Sử dụng xà phòng hoặc nước vôi để rửa chuồng. Lưu ý, nước vôi phải pha loãng 30%.

Bước 4: Sử dụng thuốc sát trùng, liều lượng thuốc theo chỉ định ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn cụ thể của nhân viên thú y. Lưu ý, bà con cần kiểm tra nồng độ pH của nước sạch trước khi pha loãng vì nếu nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của thuốc. Khi phun thuốc sát trùng, người thực hiện cần mặc quần áo bảo hộ, những người không phận sự không được đến gần.

Bước 5: Để khô chuồng nuôi từ 1 – 2 ngày trước khi cho đàn bò vào chuồng thì mới đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh để bò tiếp xúc với thuốc.

Tẩy ký sinh trùng cho bò

Trong cách chăn nuôi bò hiệu quả, muốn nhanh lớn bà con phải tiến hành tẩy ký sinh trùng cho bò trước khi cho chúng vào chuồng nuôi để tránh ủ mầm bệnh, phát sinh bệnh trong quá trình chăn nuôi, vỗ béo.

Người nuôi bò cần định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bò
Người nuôi bò cần định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bò

Ký sinh trùng trên bò được chia thành 2 loại:  nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.

  • Ngoại ký sinh trùng

Thường là các loại ve, rận hút máu, mòng… Chúng sẽ làm cho đàn bò bị suy nhược, thiếu máu, là trung gian gây ra một số bệnh như lê dạng trùng, biên trùng, viêm màng não, sốt phát ban…

Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc Ivermectin, Deltamethrin, Pyrethroid… pha với nước theo liều lượng được chỉ định sau đó phun lên người bò, chú ý các vùng bẹn, nách và yếm, – đây là những vị trí thường ký sinh nhất.

  • Nội ký sinh trùng

Thường thấy là các loại sán, giun. Trong đó, sán lá gan chiếm đến 13,7 – 50,2%, sán cỏ chiếm đến hơn 70%. Hậu quả khiến đàn bò bị thiếu máu, giảm tiết sữa, giảm tăng trưởng, giảm năng suất sinh sản.

Để bắt đầu nuôi bò thịt hiệu quả, bà con tiến hành tẩy nội ký sinh trùng bằng cách sử dụng một số loại thuốc như Bio – Alben, Bioxinil, Bio – Clormectin, Levamisol, Mebendazol… các loại thuốc này chỉ dùng một liều duy nhất và không dùng cho bò cái đang mang thai. Bà con tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và cách sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên thuốc và hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Thức ăn cho bò

Trong kỹ thuật nuôi bò vỗ béo, bà con phải đặc biệt quan tâm đến khẩu phần thức ăn cho bò. Bò ăn được nhiều loại thức ăn, được chia làm 3 nhóm thức ăn chính:

Thức ăn thô: các loại cỏ, rơm khô, bầu bí, củ quả…

Thức ăn tinh: Các loại cám từ hạt ngũ cốc, khô dầu…

Thức ăn bổ sung: bột xương, bột sò, bột cá, ure, mật rỉ đường, chế phẩm sinh học…

Thức ăn của bò thịt được chia thành 3 loại chính
Thức ăn của bò thịt được chia thành 3 loại chính

Chúng tôi rất vui khi được chia sẻ đến bà con kỹ thuật nuôi bò thịt. Bà con có thể lưu lại những thông tin này để sử dụng trong mô hình nuôi bò của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây