Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Nhím Đúng Chuẩn Từ Chuyên Gia

0
1991
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Những năm gần đây, chăn nuôi nhím đã phát triển ở khá nhiều hộ gia đình mang lại hiệu quả kinh tế rất ổn định. Bài viết sau đây xin giới thiệu với các bạn kỹ thuật nuôi nhím và những kinh nghiệm của những người đã theo mô hình nuôi nhím trong nhiều năm và cho hiệu quả cao.

Nội dung chính

Khu nuôi nhím thịt và nhím sinh sản

Theo nghiên cứu chung thì cứ một cặp nhím nuôi cần diên tích trung bình khoảng ba mét vuông. Phần chuồng xây cao một mét và bê tông nền chuồng đổ hơi nghiêng. Để trong quá trình vệ sinh thì nước dồn về một góc. Chuồng khô ráo hơn và người nuôi cũng đỡ vất vả hơn.

Khu chuồng nuôi nhím cần được xây dựng theo kích thước tiêu chuẩn đủ đề nhím sinh trưởng - phát triển
Khu chuồng nuôi nhím cần được xây dựng theo kích thước tiêu chuẩn đủ đề nhím sinh trưởng – phát triển  

Nếu đã nuôi lợn trước đó thì cũng có thể tận dụng chuồng trại vẫn nuôi được. Không cần phải cầu kỳ về chuồng trại lắm. Chú ý vệ sinh khử trung sạch sẽ chuồng cũ thước khi nuôi nhím.

Các bạn chăn nuôi nhím cần vệ sinh khu nuôi mỗi ngày bằng cách xịt nước để cọ chuồng. Đừng để đồ ăn thừa, phân nhím còn sót và luôn để cho khu nuôi được sạch sẽ.

Nhím ăn gì

Chuẩn bị thức ăn cho nhím cũng rất quan trọng. Các bạn nên nắm rõ nhím thích ăn gì và chuẩn bị những loại thức ăn nhím ăn được và dễ kiếm.

Đây là con vật ăn tạp nên thức ăn của chúng rất phong phú có thể kể đến côn trùng, rễ, lá, mầm cây, lúa, bắp, đậu, rau củ.

Qua kinh nghiệm thực tế của các hộ chăn nuôi, thức ăn mà nhím ưa thích nhất là bí đỏ, củ đót, đỗ nành, đu đủ, khoai lang, khoai tây, đậu phộng, mía cây, bắp hạt, củ mì, cây chuối, quả chuối, cây ngô, quả sung, quả vả, khoai sọ, ổi, cám gạo, cỏ voi, rau muống và rau lang.

Hàng tuần, các bạn cần bỏ thêm xương cứng cho nhím gặm giúp tăng Ca. Và cũng đồng thời cho nhím mài răng.

Nhím là loại ăn tạp nên ngoài rau thì chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác
Nhím là loại ăn tạp nên ngoài rau thì chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác

Thông thường nhím ăn hai cân đồ ăn mỗi con một hôm nhưng khi nhím sinh sản cần tăng thêm đồ ăn. Nhím ăn rau củ trong đó đã có hàm lượng nước lớn nên ít uống nước.

Tuy nhiên trong chuồng phải bố trí máng nước sạch để nhím bổ sung khi cần thiết. Cho nhước vừa phải không quá nhiều để tránh nước đọng, lưu cữu. Hàng ngày cần thay nước sạch mới để hạn chế bệnh cho nhím. Nước uống có thể lấy nước giếng bơm lên bình thường, mỗi ngày thay hai lần.

Chủ động nguồn thức ăn cho nhím

Chi phí ăn cho chím chỉ bằng một phần tư, một phần năm so với chăn nuôi heo, nuôi gà. Đa số các hộ chăn nuôi nhím tranh thủ đất vườn rộng để tranh thủ trồng thêm nguồn thức ăn. Loại thức ăn được trồng nhiều là chuối.

Trồng khoảng 100 gốc chuối trong vườn sẽ đảm bảo được nguồn hoa quả sạch. Hàng tuần đều có chuối chặt về để chín tự nhiên cho nhím ăn.

Hoặc có thể tận dụng những diện tích đất trống như đất nương, đất đồi để trồng mì. Vườn nhà các bạn rộng thì trồng thêm rau, rau lang.

Kỹ thuật nuôi nhím tiêu chuẩn

Nhím chủ yếu hoạt động ban đêm, ban sáng nhím chủ yếu ngủ từ mười giờ sáng đến ba giờ. Nên các bạn chăn nuôi cần lưu ý không nên có những hoạt động làm mất giấc ngủ của nhím trong buổi trưa. Nên chủ động từ lúc chọn vị trí làm chuồng.

Buổi trưa là thời gian nhím ngủ trưa nên không nên tiếp xúc chúng vào lúc này
Buổi trưa là thời gian nhím ngủ trưa nên không nên tiếp xúc chúng vào lúc này

Nếu chăm sóc đúng quy trình thì nhím hầu như không bị bệnh. Để phòng bệnh cho nhím thì các bạn cần lưu ý giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Không cho nhím ăn đồ ăn bị mốc, ôi thiu, thay nước thường xuyên để phòng trừ nguồn bệnh.

Hàng tuần các bạn cũng cần bổ sung thêm nguồn thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt rễ rau, rễ dừa. Đây là nguồn thức ăn giàu tanin nên giúp tăng khả năng phòng bệnh đường ruột cho nhím như tiêu chảy, …

Nói chung từ khi sinh ra đến một năm. Nhím tăng trưởng đều, mỗi tháng có thể tăng trọng một ký. Sau gai đoạn này sự tăng trưởng trở nên chậm đi. Do đó nếu nuôi nhím vỗ béo để bán thịt thì chỉ nên nuôi trong vòng một năm.

Sau thời gian một năm nhím sẽ tăng trưởng chậm lại làm giảm khả năng kinh tế cho người chăn nuôi.

Lưu ý kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Đối với nhím nuôi làm giống, các bạn không nên nuôi vỗ béo. Cắt giảm lượng đồ ăn để đảm bảo nhím tăng tầm tám lạng mỗi tháng là tốt nhất. Nhím mang thai trong khoảng thời gian từ 90 – 95 ngày. Trong thời gian này các bạn nên tách khỏi nhím đực để nhím mang thai phát triển tốt hơn và sinh sản dễ dàng hơn.

Một con nhím từ khi sinh ra, nuôi khoảng ba tháng là sẽ tách ra, ghép cặp cho ở với nhau. Tất nhiên là một đực và một cái suốt vòng đời. Nhiều hộ nuôi nhím cho biết mỗi tháng nếu chăm sóc tốt thì nhím sẽ tăng một ký và một năm thì nhím được khoảng chục ký.

Và cũng khoảng một năm sau khi tách ra thì bắt đầu sinh sản lần đâu tiên. Nhím thì thường thường sinh sản một năm hai lứa. Mỗi lứa thường sẽ cho hai con. Có con đẻ một con, hiếm lắm thì đẻ tới ba con, nhưng đa số đều đẻ hai con.

Nhím con sau sinh khoảng 3 tháng có thể tách ra
Nhím con sau sinh khoảng 3 tháng có thể tách ra

Trong quá trình nuôi cho ăn toàn đồ tự nhiên nên đến kỳ sinh sản thì tăng lượng trái cây và rau lên một chút so với khẩu phần ăn bình thường. Các hộ chăn nuôi nhím lâu năm đã đúc rút ra kinh nghiệm ghép một con đực với hai đến ba con cái để cho hiệu quả nhiều hơn.

Mong rằng với những kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi nhím từ các hộ chăn nuôi lâu năm chia sẻ trên đây. Giúp các bạn định hình hơn được phần nào về cách nuôi nhím. Mặc dù kỹ thuật nuôi không khó, nguồn thức ăn tận dụng được nhiều chi phí thấp. Tuy nhiên cũng cần nắm rõ những đặc điểm của loài nhím để linh hoạt trong chăn nuôi. Làm sao cho đàn nhím phát triển tốt và khỏe mạnh. Chúc các bạn thành công với mô hình nuôi nhím thịt hay nuôi nhím sinh sản.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây