Cam xoàn là thuộc hiệu quả kinh tế cao được trồng nhiều ở Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL. Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cam xoàn dưới đây, cây sẽ phát triển mạnh và có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện đất, khí hậu vùng cao. Đến với bài viết này, Agri.vn của chúng tôi sẽ gửi đến bà con những kĩ thuật trồng cam đơn giản nhất nhưng đem lại nguồn lợi cao không tưởng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Đặc tính và thời vụ trồng cây cam xoàn
Cam xoàn là thuộc loại cây ăn quả có chiều cao lên tới 5m nhưng để thuận tiện cho quá trình chăm sóc và sau này thu hoạch thì bà con cũng có thể khống chế chiều cao của chúng xuống khoảng dưới 3m với tán rộng.
Cam có vỏ màu xanh khi chín màu vàng chanh, tép màu vàng nhạt, vị ngọt đậm đà cùng mùi thơm hấp dẫn. Một quả cam bình quân nặng từ khoảng 300g.
Thời vụ thích hợp để trồng loại cam nhất là vào đầu xuân hoặc đầu thu. Trường hợp làm đúng kỹ thuật trồng, cây cam xoàn có thể cho thu hoạch sau khoảng 30 tháng kể từ khi trồng. Dưới đây là những kỹ thuật trồng cam xoàn để bà con tham khảo.
Kỹ thuật trồng cam xoàn
Chuẩn bị giống
Khâu chọn giống là hết sức quan trọng, bà con nên lựa chọn loại giống cam xoàn khỏe mạnh tránh bị bệnh vàng lá hay bệnh Tristeza. Thời điểm hiện tại, cam xoàn thường được nhân giống bằng phương pháp chiết hoặc ghép.
Song, phương pháp tối ưu nhất là cây ghép trên gốc Voka hoặc gốc cam mật để có khả năng sinh trưởng nhanh, tuổi thọ dài nhất.
Chuẩn bị đất trồng
Trước tiên cần lựa chọn mật độ trồng cam xoàn hợp lý là cự ly 3×3.5m/cây. Dựa vào kỹ thuật trồng cam xoàn, bà con nên không chế chiều cao để cây không vượt quá tầm nhằm dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
Địa phương nào có vùng đất trũng, đất bãi bồi ven sông cần lên liếp cao chống ngập úng. Nhà nông làm đê bao, chủ động nguồn nước. Mỗi mô bón lót 0.5 đến 1kg vôi bột, 0.5kg lân và 10kg phân chăn nuôi hữu cơ hoai mục. Các địa phương nào có vùng đất cao ráo, có thể làm hốc trồng rộng 50cm.
Cách trồng cam xoàn
Bà con đào sẵn 1 hốc nhỏ giữa mô, đặt bầu rễ cây giống (rạch bỏ túi nilon bao nếu có) vào vị trí trung tâm. Bà con cần giữ thẳng cây giống và lấp đất lèn chặt sau đó dùng cọc tre để giữ cố định thân cây.
Những lưu ý khi chăm sóc cây cam xoàn
Ngoài những kỹ thuật trồng cây cam xoàn, trong quá trình chăm sóc bà con cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Để giảm cường độ ánh sáng khi mới trồng, nên trồng xen cây họ đậu vừa giúp hạn chế gió mạnh vừa tạo bóng râm cho vườn cam xoàn.
– Lưu ý mùa khô cần phải tủ gốc giữ ẩm cho đất, người ta thường trồng cỏ cao từ 30 đến 40cm để hạn chế ánh nắng gắt vào mùa khô giảm thoát nước giữ được tình trạng đất ẩm.
– Bà con tỉa bớt cành vượt, cành sâu bệnh để cây thông thoáng, tán đẹp ra sai quả hơn.
– Chú ý vào thời kỳ bón thúc phân bón cần kết hợp bồi thêm bùn, đất dày 2-3cm quanh gốc cây.
Sâu bệnh
a. Loài sâu vẽ bùa : Là loại sâu hại thường xuyên vào giai đoạn cây ra lá non. Ta sử dụng thuốc nội hấp để phòng trị như : Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu DC. Tron Plus …
b. Con rầy mềm : Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non. Ta sử dụng thuốc : Bassa 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND …
c. Loài nhện đỏ : Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá non hay trên vỏ trái để chích hút làm vỏ trái bị sần sùi. Ta dùng các loại thuốc đặc trị nhện để phun ví dụ như Danitol, Kelthan, Confidor, Comite, Rufast …
d. Loại rầy chổng cánh : Chính là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening gây hại có tính hủy diệt đối với các vườn cây có múi nhất là cam quít. Phòng trị :
– Bà con có thế trồng Nguyệt quới, Cần thăng, dây Tơ hồng xung quanh vườn để tập trung rầy chổng cánh sau đó định kỳ phun thuốc tiêu diệt.
– Dùng thuốc hóa học phun bảo vệ các đợt lá non như Applaud MIPC 25% BTN, Admire 50ND, Bassa, Trebon …
Xem thêm: https://agri.vn/choi-tet-doc-dao-voi-cam-canh-bonsai/