Kỹ thuật trồng khổ qua năng suất cao theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch

0
5179
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, mặc dù vị của nó không “ngọt ngào” nhưng lại là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Mướp đắng xuất hiện thường xuyên trong thực đơn bữa ăn của gia đình Việt. Vì thế, nhu cầu trồng để kinh doanh và sử dụng mướp đắng làm thực phẩm cho gia đình cũng được quan tâm nhiều hơn. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng khổ qua theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch. Bạn đừng vội bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây nhé.

  1. Nội dung chính

    Kỹ thuật chọn đất và chuẩn bị đất

Đất trồng khổ qua cần cách xa khu vực có chứa chất thải công nghiệp, không tồn dư lượng hóa chất độc hại. Đất trồng phải đạt chuẩn về độ tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.

  1. Thời vụ

Thông thường, cây khổ qua có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên nếu trồng cây vào mùa nắng sẽ cho năng suất cao và hạn chế được tình trạng sâu bệnh phát triển.

Khổ qua nên trồng vào mùa nắng để cho năng suất cao nhất
Khổ qua nên trồng vào mùa nắng để cho năng suất cao nhất
  1. Kỹ thuật gieo hạt

  • Cách 1

Bạn có thể gieo thẳng hạt khô lên các luống , mỗi lỗ gieo từ 2 – 3 hạt, sau đó có thể chọn lọc lấy cây khỏe nhất để giữ lại.

  • Cách 2

Phần hạt giống mang ngâm vài giờ trong nước ấm, chọn lọc những hạt tốt để đem ủ trong vải ẩm. Chú ý đến việc cung cấp độ ẩm thường xuyên để hạt nứt và lên mầm. Sau khi cây lên mầm và xuất hiện 2 lá thật thì có thể mang ra trồng ở môi trường bên ngoài.

Có thể chọn cách trồng cây khổ qua từ việc ươm mầm hạt giống
Có thể chọn cách trồng cây khổ qua từ việc ươm mầm hạt giống
  1. Chú ý đến việc sử dụng phân bón cho cây trồng

Lượng phân bón mà cây khổ qua cần sẽ còn tùy thuộc vào từng loại đất, thời điểm cây sinh trưởng phát triển. Trung bình lượng phân bón cần thiết cho 1 sào khổ qua thường là:

  • 30kg vôi.
  • 1,5 tấn phân chuồng đã ủ hoai.
  • 30kg DAP.
  • 25kg phân Ure.
  • 20kg Clorua Kali.
  1. Kỹ thuật chăm sóc cây khổ qua

Lượng nước tưới có liên quan đến khả năng sinh tồn, phát triển bình thường của cây. Cây cần được tưới nước mỗi ngày, nguồn nước tưới phải sạch, không bị ô nhiễm. vào mùa khô cây cần được tưới 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn cây ra hoa và bắt đầu phát triển trái.

Khi cây đã gieo xuống đất được 2 tuần, phát triển được khoảng 4 lá thật thì người trồng cần tiến hành ngắt đọt. Bạn phải ngắt đọt 3 lần để cây có thể ra được 9 nhánh. Việc bấm ngọn sẽ thúc cây ra nhiều nhánh, tạo năng suất cao hơn. Lưu ý làm sạch cỏ và tàn dư của màu vụ trước để hạn chế việc cây trồng bị nhiễm bệnh.

Cây khổ qua cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để cho chất lượng quả tốt nhất
Cây khổ qua cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để cho chất lượng quả tốt nhất

=>>> Tham khảo lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động dọc luống dành cho rau màu

  1. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho khổ qua

  • Những loại sâu ở cây khổ qua

+ Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch: Những loại sâu này thường hút nhựa của cây khiến cho đọt non không thể phát triển, lá bị xoắn lại.

+ Rầy nhớt, rệp dưa: Loại sâu này cũng hút nhựa non từ các đọt cây để sống, khiến cây không phát triển được.

+ Sâu ăn tạp: Loại sâu này ăn lá non và đọt cây khiến cây sinh trưởng kém.

+ Sâu đục quả: Sâu đục quả khiến năng suất giảm mạnh, thiệt hại kinh tế.

  • Những loại bệnh thường gặp ở cây khổ qua

+ Bệnh tóp thân, héo cây con: Thông thường bệnh do nấm gây ra làm cho gốc cây con bị khô héo và chết. Bệnh xuất hiện nếu ruộng trồng nhiều vụ liền nhưng không dọn sạch tàn dư hoặc ruộng có độ ẩm cao.

+ Bệnh ngủ ngày, chạy dây, chết muộn: Bệnh do nấm gây hại khiến cho cây héo khô dần vì mất nước. Cây con nếu bị bệnh sẽ chết rạp thành từng đám.

+ Bệnh đốm phấn sương mai: Bệnh do loại nấm đặc thù gây hại, cây sẽ phát bệnh ở gốc và chuyển dần lên đến ngọn.

  • Lưu ý khi diệt trừ sâu bệnh cho cây khổ qua

Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây khổ qua, nhất định bạn cần nắm rõ 4 nguyên tắc cơ bản sau:

+ Lựa chọn đúng thuốc: Mỗi loại thuốc cần được sử dụng ở nồng độ nhất định để đạt hiệu quả cao và an toàn. Trường hợp sâu bệnh kháng thuốc, bạn không được tăng liều lượng thuốc mà cần thay đổi loại thuốc.

+ Sử dụng thuốc với đúng đối tượng sâu bệnh.

+ Sử dụng thuốc đúng lúc: Bạn cần phát hiện sâu bệnh kịp thời ở giai đoạn đầu, lúc này sâu bệnh sẽ mẫn cảm hơn với thành phần trong thuốc nên hạn chế khả năng kháng thuốc.

+ Áp dụng phương thức phun xịt đúng kỹ thuật: Khi phun thuốc cần chú ý phun đều ở 2 mặt lá, cần xịt thuốc trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.

Việc diệt trừ sâu bệnh cho cây khổ qua cần theo đúng thời gian và đúng loại thuốc
Việc diệt trừ sâu bệnh cho cây khổ qua cần theo đúng thời gian và đúng loại thuốc

Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tạo ra một vườn khổ qua cho riêng mình. Chúc các bạn thành công và có năng suất cây trồng cao nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây