Kỹ thuật nuôi cá lóc bông – hấp dẫn số 1 không thể chối từ

0
4867
kỹ thuật nuôi cá lóc bông
Cá lóc bông
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Alo alo, kỹ thuật nuôi cá lóc bông nay đã cập bến và được nhập khẩu để chuyển hàng về tay bà con rồi đây. Những người bạn nhà nông tri kỉ của tôi ơi, tuy rằng nuôi cá lóc không khó, nhưng cá lóc cũng có loại này loại kia đúng không ạ, vậy nên để không bỏ sót một ai, đến cả kỹ thuật nuôi cá lóc bông tôi cũng đến chia sẻ rồi đây, bà con chú ý nhé!

Nội dung chính

Kỹ thuật nuôi cá lóc bông

Cá lóc bông có gì hay

Cá lóc bông cũng là một loài thuộc họ cá lóc, có hình dáng tương tự với cá lóc, đặc biệt là ở chiếc miệng rộng.

Nhưng cá lóc bông có vảy lưng màu đen, phần bụng màu trắng đục lẫn chấm đen mờ xếp thành các sóc, trông như những bông hoa.

kỹ thuật nuôi cá lóc bông
Cá lóc bông có gì hay

Và cá lóc bông có hàm răng mía nổi trội hơn cũng như sắc bén hơn hẳn, những câu thủ lâu năm muốn câu cá lóc bông thì đều dùng dây sắt hoặc dây cáp bền, bởi những loại dây yếu hơn sẽ dễ dàng bị cắn đứt ngay.

Cá lóc bông có tính dữ dằn đặc trưng của họ cá lóc, cá lóc bông còn rất “bé bự”, nó có thể nặng hơn 10kg và dài hơn 2m nếu sống đủ lâu và kỹ thuật nuôi cá lóc bông đủ tốt.

Về đặc điểm phân bố, cá lóc bông thường sống ở những vùng nước sâu như kênh, sông, rạch, đầm,… dù về gốc thì nó cũng là một loại cá đồng.

Cá xuất hiện nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, còn những nơi như miền Bắc đổ vào giữa thì không có loại cá này trong tự nhiên.

Ở những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, kỹ thuật nuôi cá lóc bông tốt và số lượng cá trong tự nhiên nhiều nên được sử dụng rộng rãi làm thành nhiều món ăn dân dã đặc trưng như mắm cá lóc,…

Cá lóc bông thích nghi tốt trong những môi trường nước ngọt, nước lợ, nước thải ô nhiễm,… với khả năng thích nghi đáng kinh ngạc, nhưng bà con vẫn nên làm tốt kỹ thuật nuôi cá lóc bông nhé.

Thức ăn trong tự nhiên của chúng là cá tạp, giáp xác, ếch nhái,…

Cá lóc bông tuy giá có thấp hơn cá lóc một chút vì nhiều người ăn không quen, nhưng thịt của chúng không thua kém loài cá nào đâu nhé.

Kỹ thuật nuôi cá lóc bông

Dựng ao nuôi cá lóc bông

Về kỹ thuật nuôi cá lóc bông, trước tiên ta cần nắm qua một chút về chuẩn bị ao nhé.

Ao nuôi cá lóc bông nên có diện tích từ 500 mét vuông trở lên, độ sâu cũng phải tầm 2,5 – 3m vì trong tự nhiên cá vốn thích những môi trường nước sâu và thông thoáng, rộng rãi.

Đặt ao ở những nơi đảm bảo về nguồn nước, chủ động được về việc cấp phát, nước không bị ô nhiễm và không bị ảnh hưởng nhiều bởi những mùa vụ thu hoạch của đồng ruộng gần đó.

Bờ ao đắp chắc chắn, dùng đất thịt để vừa giữ nước vừa dễ vôi hóa, không bị rò rỉ hay sạt lở.

Bờ ao cách mặt nước từ 1,5 – 2m, khá cao để tránh bị tràn nước vào mùa mưa và bị sạt lở.

Lấp hết hang hốc để tránh cá bơi ra ngoài hay lẫn cá tạp, cá dữ vào trong ao.

Cần chuẩn bị ao mới hoặc cải tạo ao cũ trước khi thả cá vào nuôi, tát cạn ao, nạo vét đáy để loại bỏ tạp chất, cá chết,… và hãy để lại một lớp bùn dày khoảng 10 – 20cm ở dưới đáy để tạo điều kiện cho cá lẩn trốn và tìm thức ăn tự nhiên.

kỹ thuật nuôi cá lóc bông
Cá lóc bông siêu to khổng lồ

Sau khi nạo vét xong thì bón vôi cho đáy ao với lượng khoảng 10 – 15kg trên 100 mét vuông, phơi ao khoảng 2 – 3 ngày rồi mới bơm nước vào ao.

Cũng đừng quên rải vôi cho bờ ao nếu bạn muốn bờ ao chắc chắn hơn, còn không thì chỉ cần rải mỗi mùa mưa đến hoặc đất bị mặn, bị phèn.

Chất lượng nước chỉ cần đảm bảo có màu xanh nõn chuối, độ pH trên 6 và độ mặn không được vượt quá 5%. Để gây màu nước và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, có thể bón phân chuồng ủ hoại cho ao sau khi bơm nước vào và ủ khoảng một tuần đổ lại.

Ở những tỉnh Nam Bộ thì có thể thả nuôi cá lóc bông quanh năm suốt tháng vì thời tiết thuận lợi hơn, còn điều kiện khí hậu khá lạnh ở miền Bắc khiến mùa vụ ở đây chỉ nên nuôi trong một vụ vào tháng 3 – 4 để thu hoạch trước khi nhiệt độ giảm mạnh vào đông.

Chọn cá giống và thả giống

Xu thế thay đổi, hiện nay nhiều địa phương chọn lựa tự nuôi và kỹ thuật nuôi cá lóc bông bằng nhân giống nhân tạo và khiến xu hướng này trở nên phổ biến nhanh chóng, vậy ta cùng xem qua cách sản xuất giống từ cá bố, mẹ nhé.

Sản xuất cá giống nhân tạo

Ao nuôi cá bố và cá mẹ

Ao nuôi này cũng nên có diện tích từ 500 mét vuông và độ sâu trên 1,5m.

Về cơ bản các yêu cầu về bờ ao, cống cấp phát nước không khác mấy so với yêu cầu của ao nuôi cá bình thường, kỹ thuật nuôi cá lóc bông giống về cơ bản vẫn thế.

Cũng đừng quên tát cạn, nạo vét bùn và rải vôi cho đáy ao cùng bờ ao nhé.

Chọn cá bố mẹ

Trước khi đạt kỹ thuật nuôi cá lóc bông giống, phải biết chọn những con giống tốt.

Chọn những con có trên một năm rưỡi tuổi và nặng hơn 2kg, đây là thời điểm dễ chọn những con bước vào độ thành thục có chất lượng tốt nhất.

Nuôi với tỷ lệ một con đực thì một con cái tương ứng, mật độ thả là một cặp được chiếm 10 mét vuông.

Nên tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn hoặc thuốc tím khoảng 30 phút để sát khuẩn, loại bỏ ký sinh trùng, không nên tắm quá lâu kẻo cá chết.

Cho cá ăn

Cho cá ăn khẩu phần chiếm 3 – 5% trọng lượng cá với hai lần ăn mỗi ngày, gần tới giai đoạn sinh sản nên cá sẽ khá kén ăn và lượng ăn cũng ít dần.

kỹ thuật nuôi cá lóc bông
Nuôi cá lóc bông hiệu quả

Cá ăn những loại cá tạp tươi.

Định kỳ thay nước trong ao, có thể thay 30% hoặc hơn tùy vào mức độ ô nhiễm trong ao, lưu ý là giai đoạn này cá thải khá nhiều.

Chuẩn bị làm ông bà đỡ đẻ thôi

Cá lóc không cần các yếu tố như kích dục tố để kích đẻ, cứ để cá đến thời điểm thì đẻ tự nhiên.

Nếu để cá tự ấp trứng trong ao thì nên lắp vào ao vài tổ đẻ tứ giác kích thước dài và rộng lần lượt là 1m và 0,8m (hoặc 1m), bên trong tổ đẻ đặt vài giá thể như rễ cây lục bình, cỏ thủy sinh, rau muốn nước, dừa nước nhỏ,… để trứng “đậu”.

Tổ đẻ đặt sâu trong nước cách bờ 0,5m trở lên, nếu đặt 3 – 4 tổ thì chúng nên cách nhau ít nhau 2m.

Không khuấy động, làm kinh động ao nuôi đẻ cá.

Nếu bạn chọn ấp trứng trong chậu nhân tạo thì chuẩn bị bể xi măng nhỏ để ấp từ 10.000 – 15.000 trứng trên một mét vuông, nhiệt độ nước duy trì trong mức 28 – 30 độ C, thay nước mỗi ngày khoảng hai đến ba lần.

Sau khi trứng được đẻ ra thì sẽ nở thành cá sau 30 – 40 giờ.

Ương cá giống con

Vẫn còn một lựa chọn là ương cá giống từ cá con bà con ạ, đây vẫn là lựa chọn an toàn và chắc chắn hơn đúng không ạ?

Nếu bà con ương giống trong bể thì diện tích bể khoảng 20 mét vuông với độ sâu nước khoảng 1m, với kích thước bể đó thì có thể ương 5.000 – 6.000 con cá bột trên một mét vuông.

Hoặc có thể đặt cá ương trong giai đặt trong ao, giai có kích thước 10 mét vuông, ương được 8.000 – 10.000 cá bột trên một mét vuông.

Và còn một lựa chọn là ương trong ao với ao lớn hơn 200 mét vuông, nước sâu từ 1 – 1,2m và ương được khoảng 200 con trên một mét vuông hoặc ít hơn.

Chọn cá giống bơi khỏe, đồng đều về kích cỡ với mỗi con nặng từ 15 – 20g, màu sắc cá sáng, có nhớt tự nhiên phân bố đều và cơ thể cân đối, không dị tật.

Tắm cho cá trong dung dịch muối ăn hoặc thuốc tím trong khoảng 30 phút trước khi thả để khử trùng, sát khuẩn. Thả cá vào những thời điểm mát mẻ trong ngày như sấng 7 – 9h, chiều muộn 16 – 17h.

Thức ăn cho cá giống rất đa dạng, từ động vật phù du, trùn, cá tạp,… tùy vào giai đoạn ương.

Tuần đầu tiên thì cho ăn động vật phù du với thức ăn chiếm tỉ lệ là 0,1 – 0,2kg trên 10.000 con cá bột một ngày, sau đó thì chuyển sang trùn với khối lượng thức ăn 1,5 – 2kg với cùng số lượng cá

Đến khoảng ngày thứ 10 – 15 thì cho cá ăn 3 – 4kg cá tạp xay nhuyễn trên 10.000 con cá.

Định kỳ thay nước và bơm nước để đảm bảo chất lượng, đảm bảo hệ thống sục khí hoạt động ổn định.

Nếu ương trong bể, giai (những nơi có kích thước nhỏ) và ương đạt chuẩn thì sau 20 ngày hơn, cá sẽ đạt 4cm trở lên, sau một tháng thì cá lớn 8cm trở lên.

Còn nếu ương trong ao thì sau 20 ngày hơn có đạt 5cm hơn, lúc này nên lọc cá theo kích thước, đưa cá lớn đi còn cá nhỏ thì để lại ương đến một tháng để đạt 8cm trở lên.

Chăm sóc cá lóc bông

Cho cá ăn những loại cá tạp, cá vụn nhỏ, ốc, giáp xác,…

Hai tháng đầu khi cá mới thả thì thức ăn được xay nhuyễn, băm nhỏ để vừa miệng cá ăn. Còn nếu cá lớn hơn đủ rồi thì chỉ những loại thức ăn lớn hoặc quá khổ với cá thì mới cần cắt khúc, băm nhỏ,

Cho cá ăn thức ăn chiếm 3 – 5% trọng lượng cơ thể tùy vào giai đoạn nuôi.

Thức ăn tự chế biến tuy không hoàn toàn đảm bảo về độ dinh dưỡng chính xác nhưng có thể tiết kiệm được một khoản kha khá.

Nên chế biến thức ăn với hơn 50% là cá tạp tươi để lượng đạm đủ 25 – 35%, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng, thức ăn chế biến cho ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng của cá.

Nên chuẩn bị sàng đan tre thưa để cho cá ăn, dài 4m rộng 0,5m, đặt sát bờ và sâm sấp mặt nước (cách mặt nước khoảng 10cm).

Không nên cho cá ăn uống bừa bãi, hãy kiểm tra sàng cho ăn mỗi lần cá ăn xong để xem xét điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, vừa đủ, quá nhiều hoặc quá ít đều không được.

Định kỳ một tuần thì thay nước một lần, tùy vào mức độ ô nhiễm của nước trong ao mà thay từ 30 – 40% lượng nước.

Quan sát và kiểm tra cá thường xuyên để đánh giá tình hình cá, kịp thời phát hiện vấn đề, bệnh tật bất thường.

Nếu cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, lạc đàn,… thì không chỉ kỹ thuật nuôi cá lóc bông của bạn có vấn đề mà cá có thể đang bị bệnh đấy.

Tùy theo loại bệnh và nhân tố gây bệnh mà chữa cho cá bằng dung dịch thuốc tím, muối ăn, kháng sinh,….

Nhưng cá lóc bông thực ra thích nghi và chịu đựng tốt, độ pH ở dưới 5 và môi trường thiếu oxy cá vẫn có thể làm quen được.

Thu hoạch cá

Nếu kỹ thuật nuôi cá lóc bông đạt chuẩn thì khi nuôi từ 8 – 10 tháng là cá có thể đạt 0,8 – 1,5kg, đủ để thu hoạch.

Trước khi thu hoạch ngừng cho cá ăn một ngày, bắt bằng lưới từ từ để tránh cá vướng hoặc chết trong lưới.

Chúc bà con áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá lóc bông và sớm thu hoạch được thành quả nhé. Hẹn gặp bà con sau.

Xem thêm: Nuôi cá rô phi đỏ để vận may ùa về năm 2021

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây