Cách chăm cây lưỡi hổ tưởng dễ mà khó!

0
1029
Cách chăm cây lưỡi hổ tưởng dễ mà khó!
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây lưỡi hổ hay lưỡi cọp, hổ vĩ mép vàng là loại cây cảnh được trồng phổ biến nhất hiện nay. Không khó để bắt gặp loại cây này trong văn phòng, sân vườn của một ai đó bởi vì lưỡi hổ có hình dáng khá đẹp và dễ chăm. Nói là dễ chăm nhưng không phải ai cũng có thể trồng lưỡi hổ xanh tốt, khoẻ mạnh quanh năm. Với cách chăm cây lưỡi hổ sau đây sẽ giúp bạn sở hữu một cây lưỡi hổ luôn xanh tươi và mang đến may mắn, hạnh phúc cho gia đình.

Nội dung chính

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Cách chăm cây lưỡi hổ tưởng dễ mà khó! 1

Để chăm sóc một loại cây nào đó thì đầu tiên ta cần tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng, môi trường sống, nhu cầu đất trồng và nước tưới của cây. Về cây lưỡi hổ thì chắc hẳn ai cũng biết rằng chúng thuộc loài mọng nước, có nguồn gốc ở vùng khí hậu khắc nghiệt nên cây có thể thích nghi tốt ở môi trường khô nóng ngoài trời. Câu lưỡi hổ thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi, giâm lá cành. Tỉ lệ thành công khi nhân giống là rất cao.

Lưỡi hổ ưa sống trong môi trường khô nóng, thích ánh nắng trực tiếp và chịu rét kém. Cây có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời đều có thể thích nghi tốt. Lưỡi hổ có thể chịu hạn, vẫn sống tốt nếu không tưới nước trong thời gian dài nhưng để cây bị úng nước thì cây sẽ chết. Nhìn chung chăm cây lưỡi hổ vẫn dễ so với các loại cây cảnh khác. Phần lớn người trồng lưỡi hổ bị chết là do không biết cách chuẩn bị đất trồng và giá thể. Nên sử dụng đất pha cát và sỏi, có độ thông thoáng cao và thoát nước tốt. Nên phối trộn thêm các loại giá thể sạch tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển.

Cách chăm cây lưỡi hổ hiệu quả

Cách chăm cây lưỡi hổ tưởng dễ mà khó! 2

Tưới nước cho cây lưỡi hổ

Mỗi loại cây sẽ có nhu cầu nước riêng và cây lưỡi hổ cũng vậy. Đa số mọi người trồng cây lưỡi hổ mà chết sớm đều xuất phát từ nguyên nhân tưới nước sai cách, tưới không đúng với nhu cầu của cây. Điều kiêng kỵ khi chăm sóc lưỡi hổ đó là tưới nước quá nhiều và thường xuyên. Cây ưa khô hạn nên có thể không tưới nước 1 tháng mà cây vẫn sống tốt. Chỉ cần tưới nước 1 lần/ tuần vào mùa hè. Còn mùa đông thì 1 tháng chỉ nên tưới 1 lần.

Để biết khi nào nên tưới nước cho cây thì hãy kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu thấy đất khô hoàn toàn thì đó là dấu hiệu cây lưỡi hổ cần tưới nước. Quan sát nếu thấy lá hơi mềm, rũ xuống và có nếp nhắn thì phải tưới nước ngay. Khi tưới thì phải đảm bảo không làm đọng nước trên lá và không nên sử dụng quá nhiều nước trong một lần tưới. Tốt nhất nên tưới bằng bình phun sương để dễ dàng điều chỉnh lượng nước. Nên tưới nước một cách chậm rãi cho khi nước ngấm 2/3 chậu hoặc tưới cho đến khi nước thoát dưới các lỗ ở đáy chậu. Thời điểm tưới nước cũng rất quan trọng

Thời điểm tưới nước cho cây tốt nhất là buổi sáng, đặc biệt là những ngày nắng ráo.

Bón phân cho cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một trong những loại cây có nhu cầu bón phân rất ít. Chỉ cần trộn thêm một ít phân hữu cơ vào đất trước khi trồng là cây đã có thể sống khoẻ rồi. Bạn nên bón phân một tháng 1 lần bằng phân bón cân bằng dinh dưỡng như NPK 10-10-10. Ngoài ra các loại phân bón dạng viên hoặc phân chuồng cũng rất tốt cho cây lưỡi hổ. Tránh bón phân vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cắt tỉa cây

Những người trồng lưỡi hổ hiếm khi cắt tỉa cho chúng. Loại cây này mọc chậm nên không nên cắt tỉa trừ khi lá bị sâu bệnh, lá già héo. Nên cắt tỉa lưỡi hổ nhằm các mục đích: duy trì kích thước, loại bỏ lá sâu bệnh và tạo dáng cho cây. Khi cây của bạn phát triển quá cao, để duy trì chiều cao mà bạn thích thì có thể tiến hành tỉa lá cao hơn so với yêu cầu của bạn.

Sâu bệnh thường gặp trên lưỡi hổ

Lưỡi hổ ít gặp các vấn đề về côn trùng như rệp, nhện đỏ, bọ trĩ hơn các loài cây khác. Tuy nhiên, cây lại rất dễ nhiễm các bệnh do nấm và vi khuẩn như đốm lá, thán thư, úng rễ…

Để phòng bệnh, hãy luôn giữ cho giá thể và môi trường trồng lưỡi hổ thông thoáng. Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma thêm vào giá thể cũng là một cách phòng bệnh.

Kết luận

Cách chăm cây lưỡi hổ tưởng dễ mà khó! 3

Chăm sóc cây Lưỡi Hổ trong nhà cần nhiều hiểu biết về đặc tính môi trường sống của nó để giúp cây phát triển khỏe mạnh. Lưỡi hổ đẹp, giàu ý nghĩa nhưng không khó để chăm. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây