Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà thanh xuân

0
1651
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà thanh xuân 1
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trầu bà thanh xuân là cái tên mới nghe thôi đã cảm thấy tràn trề sức sống của tuổi trẻ, niềm vui và ước vọng tương lai. Bởi lẽ thanh xuân luôn là quãng thời gian đẹp nhất của đời người mà người ta yêu quý và muốn níu giữ mãi ở bên cạnh mình để tận hưởng. Và có lẽ, sức hút của trầu bà thanh xuân cũng như vậy – quyến rũ đến mức không nỡ tách rời.

Nội dung chính

Hướng dẫn trồng cây Trầu Bà Thanh Xuân

Trồng cây trầu bà thanh xuân có rất nhiều cách, tuy nhiên để đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất bạn có thể chọn phương pháp giâm cành hoặc tách bụi.

Để nhân giống trầu bà thanh xuân thành công, bước đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng là bạn phải chọn ra cành khỏe, không sâu bệnh, lá cây có màu đậm để làm cành giâm. Dùng dao, kéo đã được khử trùng cắt từ phía dưới rễ lên. Tiếp đến, chuẩn bị một hỗn hợp đất trồng và giá thể cho trộn sẵn phân hữu cơ, cắm cành giâm vào đó. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng thêm hóc-môn kích rễ chuyên dùng cho giâm, chiết cành trầu bà.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp tách bụi để rút ngắn thời gian nhân giống cũng như xử lý khi cây phát triển quá rậm rạp. Các bước thực hiện cũng không có gì quá phức tạp, bạn chỉ cần nhẹ nhàng tách cả thân cây và rễ ra thành nhiều cụm nhỏ. Sau đó, đặt cây vào giữa chậu, dùng tay vun đất xung quanh lấp kín rễ, ém chặt đất với lực vừa phải cho cây đứng thẳng. Cuối cùng, tưới nước hoặc phun sương giữ ẩm cho đất và cây.

Cách chăm sóc cây Trầu Bà Thanh Xuân

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà thanh xuân 2

Đất trồng

Trầu Bà Thanh Xuân có thể thích ứng tốt trong môi trường đất trồng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hỗn hợp đó buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện như: tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt. Để tăng thêm hiệu quả chăm sóc cây, bạn có thể trộn thêm vào đất trồng cây một ít tro trấu, mùn cưa, xơ dừa và phân bón hữu cơ.

Bạn không thể để cây sống mãi với lượng đất ban đầu lúc trồng, sau khoảng nửa năm hoặc 1 năm, bạn cần thay mới đất cho cây. Điều này sẽ giúp cây tái tạo rễ, có thêm nhiều dinh phòng ngừa sâu bệnh hại trong đất.

Nếu chậu trồng ban đầu của bạn không có lỗ thoát nước ở đáy thì hãy ngay lập tức đổi hoặc tạo lỗ, tránh gây ra tình trạng ngập úng nước, thối rễ, chết cây.

Trường hợp cây trồng ngoài trời, bạn nên thường xuyên bổ sung phân hữu cơ để tạo độ xốp mùn cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt hơn.

Chế độ nước tưới 

Có một điều may mắn dành cho những người bận rộn mà vẫn thích chăm sóc cây cảnh chính là khi trồng trầu bà thanh xuân, bạn sẽ không cần tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, vào thời tiết mùa hè, khi trời quá nắng, cây vẫn nên thường xuyên được phun sương. Cứ trung bình 2 lần/tuần bạn nên tưới cho cây trồng với lượng nước vừa đủ.

Ngoài ra, nếu trồng cây ngoài vườn, bạn nên tưới cho chúng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Đây cũng là một hoạt động giúp bạn giải tỏa stress vô cùng hiệu quả.

Chú ý, bạn tuyệt đối không nên tưới nước cho cây vào những ngày trưa nắng gắt và cũng không nên vừa tưới nước xong thì mang cây phơi nắng. Điều này sẽ khiến cây dễ sốc và chết. Đồng thời, phải chú ý nhiệt độ nước đem tưới cho cây trầu bà thanh xuân, không quá nóng cũng không quá lạnh.

Vào mùa mưa hay mùa đông, lượng nước tưới cho cây cũng nên giảm đi, điều chỉnh cho phù hợp.

Ánh sáng

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc trầu bà thanh xuân 3

Trầu Bà Thanh Xuân là loài ưa ánh sáng nhẹ và bóng râm. Vì vậy, bạn có thể trồng cây trong nhà để trang trí, làm cây cảnh nội thất mà cây vẫn sống tốt. Điều kiện ánh sáng lý tưởng nhất là bạn nên trồng cây dưới ánh đèn, cạnh cửa sổ, sân vườn nươi ánh nắng nhẹ, vừa phải,…

Phòng bệnh

So với các loại trầu bà khác, trầu bà thanh xuân luôn được đánh giá là top những cây có sức sống cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta có thể ngó lơ, không quan tâm, chăm sóc và phòng bệnh cho chúng. Để cây không mắc những bệnh hư lá, sâu bệnh, bạn cần đảm bảo đất trồng cây thông thoáng bằng cách cắt tỉa cành lá đã héo úa, nhặt bỏ lá héo rụng.

Bên cạnh đó, hãy thường xuyên lau sạch lá bằng vải sạch và nước muối để cây bớt bám bụi, bám sâu rầy gây bệnh. Cây có thể gặp tình trạng thối thân do nấm gây ra khi sống trong môi trường đất ngập úng hay quá ẩm ướt. Bệnh này xuất hiện với tần suất nhiều hơn vào mùa đông khi có độ ẩm cao và nhiệt độ thấp. Cách khắc phục là giảm nước tưới, tăng nhiệt độ phòng và phun thuốc ngừa nấm.

Bón phân cho trầu bà thanh xuân

Tầm 1 tháng sau khi tách bụi hoặc thay đất, khi rễ cây bắt đầu ổn định thì bạn nên dùng phân hữu cơ pha loãng tưới quanh gốc cây trầu bà thanh xuân. Tiếp đó, dùng thêm phân bón NPK 20-20-15, lưu ý mỗi lần bón cách nhau khoảng nửa năm.

Xem thêm:

Bật mí top 4 cây trầu bà lá xẻ đột biến phổ biến nhất

Vai trò của giá thể trồng cây trầu bà lá xẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây