Tại sao nuôi cừu là 1 phương pháp để xóa đói giảm nghèo?

0
2979
nuôi cừu
Nuôi cừu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cừu là động vật dễ nuôi và đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế. Nuôi cừu không tốn nhiều sức lực chăm sóc nhưng kết quả đem lại vô cùng bất ngờ. Tiếp theo đây hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết khi nuôi cừu nhé. 

Nội dung chính

Tìm hiểu về cừu

nuôi cừu
Cừu

Nuôi cừu hay chăn nuôi cừu là việc thực hành chăn nuôi các giống cừu nhà. Đây là một bộ phận trong chăn nuôi gia súc.
Cừu nuôi hiện nay có nguồn gốc xa xưa từ những loài cừu núi ở Iran và vùng bắc Ấn Độ. Tới nay, nó được nuôi suốt từ Bắc Âu tới tận các vùng nhiệt đới. 

Đặc điểm

Cừu có thính giác tốt, và rất nhạy cảm với tiếng ồn khi được xử lý. Cừu có tuyến mùi hương ngay trước mắt, và interdigitally trên bàn chân.

Cừu có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại

Đặc tính của cừu

nuôi cừu
Cừu có tính bầy đàn

Cừu là loài dễ nuôi, khả năng tận dụng thức ăn rất cao, thích nghi với mọi môi trường sống, chịu đựng kham khổ và chống chịu bệnh tật tốt.

Cừu có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi.

Sinh sản

Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm. Mỗi lứa được 1-2 con, cũng có con đẻ 3 con/lứa, sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, tính trung bình, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa chỉ có 1 con, nhưng sinh sản tập trung trong thời gian ngắn. Khi đẻ là đẻ đồng loạt nên không tốn nhiều công chăm sóc con nhỏ. Cừu là gia súc có thời gian sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 8 – 9 tháng là bắt đầu sinh. Còn nuôi thương phẩm thì chỉ 5 – 7 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán. (theo wiki)

Giá trị dinh dưỡng của cừu

Thịt cừu ngon, giàu chất dinh dưỡng lại ít mỡ, hàm lượng cholesteron thấp, cừu chỉ ăn cỏ nên sạch nên thịt cừu sạch và chất lượng đang được người tiêu dùng nhiều nơi lựa chọn. Giá mỗi kg thịt cừu hơi ở một số nơi hiện nay như Việt Nam vào khoảng 40.000 – 45.000đ/kg. Cừu được nuôi để lấy lông, thịt, sữa, mỡ và da. Thịt và sữa của cừu rất tốt cho sức khỏe. 

Giá trị dinh dưỡng của thịt cừu

Calories: 180kcal

Chất béo: 8.2g

Chất béo bão hòa: 2.9g

Protein: 25g

Cholesterol: 73.1mg

Sắt: 1.4g

Nuôi cừu ở Việt Nam 

Việc chăn thả cừu rất đơn giản, buổi sáng thả ra để chúng lên núi kiếm ăn, đến tối mới lùa về chuồng, chúng còn thích nghi với mọi địa hình từ đồng bằng đến vùng đồi núi ví dụ như vùng Ninh Thuậnvùng có khí hậu khô và nóng. 

Cừu đã có mặt ở Ninh Thuận từ khá lâu và thời gian gần đây, nghề chăn nuôi cừu mới thực sự phát triển nhờ đầu ra bắt đầu ổn định.

Cừu là loài vật nuôi có nguồn gốc không ở Việt Nam. Bắt nguồn từ Ấn Độ và Pakistan thời Pháp thuộc. Nó thích ứng dần rồi trở thành loài vật nuôi riêng cho vùng đó. Ninh Thuận có khí hậu khắc nghiệt nhất nước, nắng nóng quanh năm, song lại là điều kiện thuận lợi để cừu phát triển. Cừu là vật nuôi có mặt từ rất sớm trên vùng đất Ninh Thuận, riêng giống cừu được dân tộc Chăm du nhập từ Ấn Độ cách đây trên trăm năm.

Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận

nuôi cừu
Ninh Thuận – thủ phủ chăn nuôi dê, cừu

Người chăn là dân tộc nuôi cừu nhiều nhất. Tổng đàn cừu ở Ninh Thuận lên đến gần 83.000 con, tập trung tại các xã Bắc Phong (huyện Thuận Bắc), Phước Nam (huyện Thuận Nam), Xuân Hải (huyện Ninh Hải).

Cừu là vật nuôi của người nghèo, đặc biệt là các hộ gia đình người dân tộc có kinh tế thấp, khó khăn tài chính, giá giống chỉ khoảng trên 2 triệu đ/con. Nông dân chỉ cần khoảng 10 triệu đồng là đã có 5 con giống, sau vài năm nhân đàn là có thể thoát nghèo bền vững. Thực tế ở Ninh Thuận đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi cừu trị giá hàng tỷ đồng với quy mô lớn đã giúp, nhiều hộ dân đã thoát nghèo.

Ở Việt Nam có giống cừu Phan Rang có thể coi là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Giống cừu Phan Rang là một giống cừu được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua những điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của Ninh Thuận, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay. 

Thức ăn và nước uống 

Cừu có thể ăn được nhiều loại thức ăn như: các loại cỏ tươi và khô, rơm, các loại dưa, cà rốt, củ cải và ngô ủ tươi dễ kiếm và chi phí thấp… mỗi ngày cừu có thể ăn một lượng thức ăn tinh 0,1-0,3kg/ngày.

Vào mùa khô cần được bổ sung Canxi và một số Vitamin như: A,D,…

Cừu phải uống nước sạch, tránh cho cừu uống nước ao tù đọng lại tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập

Các giống cừu

nuôi cừu
Cừu Anh

Cừu lấy len: cừu Corriedale, cừu Merino

Cừu lấy tóc: cừu Dorper

Cừu lấy sữa: cừu Anh

Lợi ích khi nuôi cừu

– Khai thác triệt để điều kiện tự nhiên và nguồn lực đất nước.

– Sử dụng nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp. 

– Chăn nuôi cừu sẽ khai thác được điều kiện tự nhiên và tạo thêm việc làm tại vùng sâu, vùng xa, nghèo, lạc hậu ở nước ta.

– Chăn nuôi cừu sẽ tận dụng được các nguồn thức ăn phụ phẩm trong nông nghiệp.

– Chăn nuôi cừu xóa đói, giảm nghèo nhanh tại các vùng nông thôn.

Vệ sinh phòng bệnh cho cừu

Các loại dịch bệnh trên cừu cũng rất ít. Bệnh thường gặp là tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa và trong mùa mưa, nếu phát hiện sớm là có thể chữa trị dứt điểm. 

+ Chuồng nuôi bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Tẩy uế 1 tháng 1 lần bằng vôi hoặc Dipterex.

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu.

+ Định kỳ tắm chải cho cừu sạch sẽ (mùa hè 2-3 lần/tháng, mùa đông khi nắng ấm).

+ Máng nước uống phải sạch sẽ và đủ nước.

+ Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 3 lần.

+ Thực hiện chế độ tiêm phòng:

– Lở mồm long móng: 2 lần/năm.

– Tụ huyết trùng: 2 lần/năm và một số bệnh khác.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện một số bệnh: loét miệng, ghẻ, đau mắt…kịp thời điều trị. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây