Đệm lót sinh học – xua tan nỗi ám ảnh mùi hôi do chất thải

0
1565
Đệm lót sinh học
Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Vật nuôi khỏe mạnh, được sống trong môi trường sạch sẽ, bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của những người chăn nuôi. Trong chăn nuôi, ngoài kỹ thuật nuôi cho hiệu quả thì việc xử lý chất thải động vật cũng rất quan trong, đặc biệt khi nuôi với mật độ dày. Nhằm đáp ứng nhu cầu, đệm lót sinh học đã ra đời đem lại nhiều ưu điểm, được nhà nông tin dùng và lựa chọn cho chuồng trại của mình.

Nội dung chính

Khái niệm đệm lót sinh học

Khái niệm đệm lót sinh học
Đệm lót sinh học là gì

Đệm lót sinh học là vật liệu để lót chuồng trại trong chăn nuôi, gồm 2 lớp chính là chất độn chuồng và chế phẩm sinh học.

Nguyên liệu sử dụng làm đệm là trấu, mùn cưa, rơm…có độ trơ cao và ít bị nhũn. Một thành phần quan trọng không thể thiếu trong đệm lót nữa là các vi sinh vật có lợi giúp phân giải chất thải của động vật.

Đệm lót sinh học – lợi ích kép

Kết quả cho thấy rằng đệm lót sinh học đem lại nhiều lợi ích không chỉ trong chăn nuôi. Không chỉ phòng bệnh về hô hấp cho vật nuôi, khử mùi hôi, sau khi bán vật nuôi còn có thể sử dụng để bón phân cho cây trồng rất hiệu quả.

Không chỉ vậy, đệm lót sinh học đem đến cho vật nuôi một môi trường sống trong lành và sạch sẽ hơn, vì vậy vật nuôi ít bệnh, không tốn kém nhiều chi phí thuốc men, không sử dụng kháng sinh vì vậy sức khoẻ của vật nuôi tăng đáng kể, chất lượng thịt tốt hơn.

Đệm lót sinh học
Nuôi gà trên đệm lót sinh học

Ông Trần Văn Đính sau khi áp dụng nuôi gà trên đệm lót sinh học đã đạt năng suất, lợi nhuận cao như mong đợi. Gà đạt được trọng lượng 1,2 – 1,5kg/con chỉ sau 4 tháng nuôi. Mỗi lứa gà gia đình ông thu về hơn 300 triệu đồng.

Chính vì đệm lót sinh học có tác dụng giảm thiểu mùi hôi nên tình trạng ô nhiễm môi trường cũng được giảm đáng kể.

Sử dụng đệm lót sinh học còn tiết kiệm được nhiều chi phí, ngoài tiết kiệm được tiền thuốc men còn tiết kiếm được tiền thay chất độn chuồng.

Hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Đệm lót sinh học
Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Làm đệm lót cho bò

Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản: trấu, xơ lừa, mùn cưa, vỏ lạc…dày 30 – 40cm. Sử dụng chế phẩm EM để phun lên các nguyên liệu đó, đậy kín trong vòng 1 tuần để lên men. Sau 3 tháng có thể bổ sung thêm giá thể, sau 6 tháng có thể thay thế nền của đệm lót. Cách làm này cũng có thể sử dụng làm đệm lót cho lợn.

Trong quá trình nuôi không cần dùng nước để rửa chuồng, chỉ cần sử dụng bình phun để phun nước tăng độ ẩm nền chuồng khử mùi hôi là được. Mỗi ngày dành ra 1 – 2 tiếng để san đảo đều phân trên đệm lót để khử sạch mùi hôi. Lưu ý nên giữ cho chuồng trại luôn thông thoáng.

Làm đệm lót cho gà

Chuẩn bị nguyên liệu là trấu, làm chế phẩm men bằng cách sử dụng chế phẩm EMGRO trộn với cám gạo, nước sạch rồi ủ trong thùng một ngày. Sau đó đổ toàn bộ nguyên liệu vào chuồng nuôi trải đều sao cho có độ dày tầm 10cm, chưa sử dụng đến chế phẩm men.

Tùy từng loại gà mà có thời gian xử lý chuồng phù hợp, nuôi gà thịt thì ủ chuồng sau 2 – 3 ngày, nuôi úm thì ủ sau 7 – 10 ngày. Cuối cùng rải chế phẩm men và trộn đều. Ngoài ra có thể làm đệm lót sinh học cho gà từ mùn cưa hoặc nguyên liệu khác tùy điều kiện của mỗi người.

Một số lưu ý để sử dụng đệm lót sinh học hiệu quả

Để chăn nuôi trên đệm lót sinh học hiệu quả hơn bà con nên lưu ý một số điểm sau:

  • Luôn giữ cho chuồng trại khô thoáng, đảm bảo bề mặt đệm lót luôn tơi xốp
  • Thường xuyên thông gió cho vật nuôi
    Theo dõi độ ẩm, nhiệt độ của chuồng nuôi
  • Bổ sung men đều đặn nếu nuôi bò, lợn
  • Để phát huy tốt chức năng của đệm đòi hỏi phải chú ý kỹ cho từng giai đoạn

Bên cạnh đó thì đệm lót sinh học cũng có những tồn tại như dễ làm tăng nhiệt độ, có nguy cơ gây ô nhiễm khi vật nuôi mắc dịch bệnh, tốn diện tích… Vì vậy bà con cân nhắc và có biện pháp phù hợp để chăn nuôi càng thuận lợi.

Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây