Hướng dẫn úm gà con mau lớn từ 1 – 3 tuần tuổi

0
2085
Hướng dẫn úm gà con từ 1-3 tuần tuổi
Hướng dẫn úm gà con từ 1-3 tuần tuổi
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Úm gà và chăm sóc gà con mới nở là một trong những khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật chăn nuôi gà, có thể ảnh hưởng tới 80% hiệu quả của quá trình chăn nuôi. Song, nhiều bà con nông dân vẫn chủ quan xem nhẹ tầm quan trọng của giai đoạn này, dẫn đến việc mắc phải những lỗi sai tuy nhỏ nhưng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của đàn gà. Mong rằng bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bà con bổ sung những thông tin còn thiếu trong lĩnh vực nuôi gà con mới nở và kỹ thuật úm gà con nhanh lớn.

Nội dung chính

Các yếu tố cần chuẩn bị

Chuồng trại úm gà

Chuồng úm gà con
Chuồng úm gà con

Trước khi đem gà con mới nở về nuôi, bà con nên chọn vị trí xây chuồng sao cho chuồng ở đầu hướng gió, biệt lập với khu vực gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Chuồng phải có mái che, đảm bảo khô ráo, không bị mưa tạt, gió lùa, có lưới hoặc cót quây cao ít nhất 45cm để tránh các động vật như chuột hay mèo tấn công đàn gà.

Bà con lưu ý dọn vệ sinh khu vực chuồng, rửa sạch nền chuồng và sát trùng kỹ bằng Formol 2%, thuốc Crezin hoặc Hanlamid. Tiếp đó, bà con hãy trải lên nền chuồng một lớp trấu dày 10 – 15cm để làm lớp độn chuồng, lắp thêm máng ăn máng uống chuyên dụng cho gà con. Khi khâu chuẩn bị xong xuôi chuồng trại, bà con tiến hành thả gà mới nở vào chuồng với mật độ theo tuần tuổi như bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Mật độ chuồng nuôi theo tuần tuổi

Tuần tuổi Mật độ trung bình (con/m2)
Mật độ tối thiểu Mật độ tối đa
1 30 – 35 30 – 45
2 20 – 25 25 – 30
3 15 – 20 20 – 25
4 12 – 15 15 – 20
Xem thêm:  Kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng ít bệnh tật – hiệu quả kinh tế

Nhiệt độ sưởi và thời gian chiếu sáng

Sưởi ấm cho gà con
Sưởi ấm cho gà con

Gà con nếu được ấp nở và chăm sóc theo cách tự nhiên thì gà mẹ sẽ đảm nhận nhiệm vụ sưởi ấm cho đàn gà để giúp chúng thích ứng với những thay đổi của nhiệt độ môi trường. Vì thế, chuồng úm gà con cần được cung cấp một lượng nhiệt phù hợp bằng cách sử dụng bóng đèn sưởi hay các nhiên liệu như khí đốt, dầu hỏa… nhằm giúp gà không bị quá nóng hoặc quá lạnh.

Cách sử dụng bóng đèn tròn phát ra tia hồng ngoại để sưởi cho gà con là phương pháp phổ biến, tiện lợi, hơn nữa lại tốt cho sức khỏe của đàn gà. Để biết nhiệt độ bóng đèn, nhiệt độ chuồng và độ ẩm phù hợp nhất cho đàn gà, mời bà con theo dõi bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi theo tuần tuổi

Tuần tuổi Nhiệt độ dưới đèn (C) Nhiệt độ chuồng (C) Độ ẩm (%)
1 33 – 35 27 – 29 60 – 75
2 31 – 33 25 – 27 60 – 75
3 29 – 31 23 – 25 60 – 75
4 27 – 29 24 – 25 60 – 75

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cũng là những yếu tố rất quan trọng đối với gà con. Ánh sáng làm tăng nhu cầu hấp thụ thức ăn của đàn gà, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Mọi người có thể dùng trang bị bóng đèn hồng ngoại, vừa để sưởi lại có tác dụng chiếu sáng, treo bóng đèn dọc chuồng cách nền khoảng 2.5m với cường độ chiếu sáng như sau:

Bảng 3: Thời gian và cường độ chiếu sáng chuồng nuôi theo tuần tuổi

Tuần tuổi Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) Cường độ chiếu sáng (W/m2)
1 17 – 22 5
2 11 – 14 3
3 8 – 11 2

Thức ăn cho gà con

Đối với gà con sau khi nở 1 ngày tuổi, cơ thể gà có thể tự cung cấp chất dinh dưỡng nên chưa cần ăn, bà con chỉ cần bổ sung nước uống có pha kèm 50g đường Gluco: 1g Permasol 500: 1g Vitamin C hòa với 1 lít nước.

Thức ăn cho gà con
Thức ăn cho gà con

Sau ngày đầu tiên, gà con phải được cho ăn để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và tránh tử vong. Bà con hãy tìm mua ở các đại lý bán thức ăn chăn nuôi các loại cám đặc biệt được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con.

Một ngày bà con cho gà ăn từ 5 – 6 lần để kích thích gà ăn nhiều, đổ thức ăn dày khoảng 0.5 – 1cm vì gà con vừa ăn vừa bới, đổ nhiều sẽ lãng phí, hơn nữa lại khiến thức ăn để lâu dễ ôi thiu kém chất lượng.

Sau tuần đầu tiên, gà con đã có thể ăn được thức ăn xanh như cỏ ba lá, đinh lăng, rau diếp với điều kiện là rau được bằm thật nhuyễn và được đảo đều. Khi này, bà con giảm tần suất cho ăn còn 3 – 4 lần/ngày.

Lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho gà con được quyết định dựa vào tốc độ sinh trưởng của từng giống gà và mục đích chăn nuôi của trang trại. Để biết rõ hơn về đàn gà của mình nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý, mời bà con tham khảo bảng 4 dưới đây.

Xem thêm:  Cách làm lồng ấp thủ công trong nuôi gà

Bảng 4: Nhu cầu dinh dưỡng của gà con trong 2 tuần đầu

Dưỡng chất Giống gà
Gà thịt công nghiệp Gà thịt lông màu Gà hậu bị trứng
ME (Kcal) 3000 3000 3000
Protein thô (%) 22 20 20
Canxi (%) 1.1 1.0 1.0
Photpho hữu dụng (%) 0.6 0.6 0.6
Lysin (%) 1.2 1.0 1.0
Methionin (%) 0.5 – 0.6 0.4 – 0.5 0.4 – 0.5

Phòng bệnh cho gà con

Gà con sức đề kháng còn yếu, dễ mắc các loại bệnh do vi khuẩn, thức ăn ôi thiu, nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh gây ra. Bên cạnh việc tiêu độc khử trùng chuồng úm mà chúng tôi đã nhắc tới ở trên, trong 3 ngày đầu đem gà về, bà con nên cho gà uống kháng sinh hòa tan trong nước cùng với vitamin A, D, E và Bcomplex nhằm phòng ngừa một số bệnh dễ gặp như thương hàn, E.coli, CRD và viêm rốn.

Cho đến lúc gà được 7 ngày tuổi, bà con nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà. Khi 14 ngày tuổi, bà con có thể trộn kháng sinh Neomycin vào thức ăn của gà với tỉ lệ 1g kháng sinh: 1kg thức ăn. Lúc 24 ngày tuổi, bà con tiếp tục nhỏ Lasota nhắc lại để đàn gà phát triển khỏe mạnh.

Chúc bà con thành công!

Xem thêm: https://agri.vn/huong-dan-nuoi-cua-dong-tren-can-hieu-qua/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây