Dê là loài được nuôi phổ biến ở Việt Nam sau gà, lợn…để nuôi dê đạt hiệu quả cao, cạnh tranh được trên thị trường, phải có những kỹ thuật nuôi dê đúng đắn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật nuôi dêsao cho đem lại năng suất tốt nhất nhé!
Dê là vật nuôi khá phổ biến ở Việt Nam
Ở nhiều vùng nông thôn hay vùng núi nước ta hiện nay, bên cạnh việc chăn nuôi con vật truyền thống như trâu, bò nhiều hộ gia đình chăn nuôi dê để lấy thịt và lấy sữa. Dê là gia súc nhai lại, tạp ăn, ăn được nhiều cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp.
Có thể nuôi dê bằng nhiều phương pháp khác nhau như: nhốt tại chuồng, chăn thả trên đồi núi… Dê đẻ nhiều, ít bệnh và cho ra nhiều thịt và sữa. Dê là giống dễ nuôi, lại cho lợi nhuận cao. Do vậy, nhiều nông dân đã chọn nuôi dê như một phương pháp xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Tuy dễ nuôi, nhưng để đạt hiệu quả và cho ra năng suất, ngoài kinh nghiệm ra, chúng ta cũng cần có các biện pháp, kỹ thuật nuôi dê đúng đắn để gặp ít rủi ro nhất có thể.
Kỹ thuật nuôi dê
Chọn giống trong kỹ thuật nuôi dê
Đây là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người cần phải nắm được để đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế và môi trường.
Yêu cầu khi chọn giống:
- Nên chọn con giống nuôi có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ.
- Chọn những con có đặc điểm tiêu chuẩn về ngoại hình: có lông tai, đầu bình thường, tứ chi thẳng, đứng chắc chắn.
- Dê đực phải đạt tiêu chuẩn: thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển tốt.
- Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình hình chữ nhật.
- Dê cái hướng sữa phải có hông rộng, bộ phận sinh dục nở nang, hai núm vú dài từ 4 – 6cm.
Cách làm chuồng dê trong kỹ thuật nuôi dê
Làm chuồng nuôi dê tốn ít chi phí hơn khi làm chuồng nuôi các gia súc khác, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những yêu cầu chung tất yếu:
-
Chuồng nuôi phải tránh được sự bất lợi của thời tiết.
- Tránh được các rủi ro bị trộm cắp.
- Có thể quản lý và cải thiện được năng suất chăn nuôi dê.
- Không gây phiền phức cho xã hội tránh cho dê phá phách.
- Đảm bảo chắc chắn không bị ô nhiễm môi trường xung quanh…
Vị trí: Chuồng dê tránh không bị ẩm ướt, trũng nước. Làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, nên nhớ phải cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, dễ dàng chăm sóc và vệ sinh.
Lưu ý trong kỹ thuật nuôi dê: Chuồng nuôi không nên xây dựng quá gần nhà cũng không nên quá xa nhà vì sẽ khó chăm sóc và quản lý đàn dê.
- Vật liệu làm chuồng
+ Tận dụng gỗ, tầm vông, tre, nứa, thân cây dừa, cau…
+ Các loại lá tranh, ngói….dùng làm nguyên liệu để lợp mái.
Các kiểu chuồng trại trong kỹ thuật nuôi dê
Hiện nay ở nước ta chuồng nuôi dê có nhiều mô hình và quy mô rất đa dạng phong phú:
- Chuồng riêng lẻ còn được gọi là chuồng đơn.
- Chuồng sàn mà có chia ngăn.
- Chuồng sàn nhưng không chia ngăn.
- Chuồng trệt nhưng không chia ngăn.
- Chuồng nhốt chung trong cùng một khu.
Ở một số địa phương hiện nay nông dân thường xây dựng chuồng nuôi dê 2 dạng phổ biến nhất là: Chuồng sàn có chia ngăn và Chuồng sàn không chia ngăn.
- Chuồng sàn có chia ngăn áp dụng khi chăn nuôi dê lấy sữa, dê hậu bị và dê con.
- Chuồng sàn không chia ngăn áp dụng khi chăn nuôi dê lấy thịt
Các yêu cầu khác
Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất có kích thước từ 50 – 80cm.
Sàn nhốt dê chỉ được hở kích thước 1 – 1,5cm để dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
Thành chuồng nuôi phải có kích thước tối thiểu về chiều cao từ 1,5 – 1,8cm, vật liệu đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan có kích4 cách nhau từ 6 – 10cm.
Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 đến 3%, dốc về phía rãnh thoát nước.
Kỹ thuật chăm sóc
Mô hình nuôi dê chăn thả
Phương pháp này phù hợp với người dân các vùng miền núi, vì để nuôi dê chăn thả ta cần có diện tích rộng rãi thông thoáng để dê di chuyển và hoạt động.
Nuôi dê nhốt chuồng
Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng được áp dụng phổ biến ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn, chăn nuôi bằng hình thức chuyên canh để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, nếu không áp dụng chính xác, đàn dê sẽ dễ bị bệnh, phát triển kém, cho năng suất thấp.
Thức ăn cho dê
Thức ăn thô xanh: là các loại cỏ như cỏ voi, cỏ chỉ, cành lá, các loại rau tươi như rau muống, khoai lang
Thức ăn thô khô: rau xanh, cỏ được phơi khô, thức ăn chủ yếu là rơm.
Các loại rau củ như: sắn, khoai, cà rốt,… hay kể cả quả chuối, lê,…
Ngoài ra còn có thức ăn hỗn hợp bổ sung: hỗn hợp thức ăn ủ chua (lấy thân cây ngô, lá mía,…ủ trong 3 tuần), thức ăn giàu tinh bột như thóc nghiền, gạo và một số chất muối, khoáng, vitamin công nghiệp.
Khẩu phần ăn
Dê hậu bị giống (kg/con/ngày) | Dê cái chửa (kg/con/ngày) | Dê đực giống (kg/con/ngày)
|
Chăm sóc dê lấy thịt (kg/con/ngày) | ||
3 tháng đầu | 2 tháng cuối | ||||
Thức ăn thô | 2-5 | 3-5 | 4-5 | 4 (cỏ) 1,5 (lá cây giàu đạm | 4-5 |
Thức ăn tinh | 0.2-0.2 | 0.3-0.5 | 0.4-0.6 | 0.4 | 0.4-0.6 |
Riêng đối với dê lấy sữa
Lượng thức ăn (Kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa | ||||
Khối lượng 30kg/1kg sữa/ngày | Khối lượng 30kg/2kg sữa/ngày | Khối lượng 40kg/1kg sữa/ngày | Khối lượng 40kg/2kg sữa/ngày | |
Cỏ lá xanh | 3.0 | 3.5 | 3.5 | 4.0 |
Lá mít, keo đậu | 1.0 | 1.5 | 1.5 | 2.0 |
Thức ăn tinh | 0.3-0.4 | 0.4-0.6 | 0.4-.6 | 0.6-0.8 |
Lượng nước uống cho dê:
Dê dưới 2 tháng tuổi bà con nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.
Dê trên 2 tháng tuổi bà con nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.
Trên đây là kỹ thuật nuôi dê toàn diện và chi tiết nhất. Mọi người nên áp dụng để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất. Chúc mọi người thành công!