Thú vị kỹ thuật nuôi tắc kè hoa để làm cảnh

0
7891
kỹ thuẬt nuôi tắc kè
tắc kè hoa
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tắc kè hoa là một loại thú cưng rất đặc biệt nhưng không phải ai cũng biết được kỹ thuật nuôi tắc kè hoa. Nhiều gia đình nuôi tắc kè hoa làm cảnh, tạo nên sự tưới mới cho ngôi nhà.

Không chỉ làm cảnh, tắc kè hoa chứa nhiều axit amin có tác dụng làm thuốc, thức ăn,…nên nhiều người dùng để cải thiện sức khỏe hoặc ấp ủ ý định làm giàu từ mô hình nuôi tắc kè. Sau đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi tắc kè hoa cho người mới bắt đầu. kỹ thuật nuôi tắc kè không khó, chỉ cần người nuôi chú ý và kĩ càng là có thể nuôi được.

Nội dung chính

Đặc điểm nổi bật của tắc kè hoa

Tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu da  trong đó có các màu bao gồm hồng, xanh dương, đỏ, da cam, xanh ngọc, vàng, và màu xanh lá cây.

Khi tức giận, tắc kè hoa sẽ biến thành màu thẫm. Khi thư giãn, da nó đổi thành màu xanh dịu. Tắc kè hoa khi bị kích thích tình dục sẽ tạo ra rất nhiều màu sắc và hoa văn. Vào ban đêm, nhiều tắc kè hoa biến thành màu trắng.

Nuôi tắc kè rất thú vị vì chúng nhiều màu sắc
Tắc kè hoa

Tắc kè hoa có đầu dẹt, có phủ vẩy nhỏ dạng hạt, mắt thường có màu vàng cam hoặc màu nâu, mắt có thể đảo được 360 độ.

Giống đực thường thì có chiều dài từ 30 – 40cm, giống cái thường dài từ 20 – 30cm, con trưởng thành nặng từ 150 – 300gr, tắc kè hoa sống khá thọ, tuổi thọ kéo dài 7 – 10 năm, thậm chí là 18 năm.

Loài tắc kè cảnh hiền lành, đôi lúc hơi nhát này chỉ cần vài ngày là bạn có thể thuần được chúng.

Kỹ thuật nuôi tắc kè hoa

Môi trường sống trong kỹ thuật nuôi tắc kè hoa

Chuồng nuôi: Không cần quá lớn đủ để tắc kè hoa sinh hoạt, kích thước tham khảo: chiều cao 30cm x chiều rộng 45cm x chiều dài 90cm. Chuồng nên cách tường khoảng 3-5 cm. 

Có thể đặt thêm các cây gỗ loại to để chúng được leo trèo vận động. Không nên thay lồng thường xuyên để tắc kè con thích nghi được với tổ ấm của mình một cách tốt nhất. 

Kỹ thuât nuôi tắc kè không khó như bạn nghĩ
Nuôi tắc kè hoa làm cảnh

Nhiệt độ: Nhiệt độ trong chuồng nên duy trì ở mức nhiệt từ 30 – 35 độ C. Và độ ẩm cao trung bình thấp từ 50 – 80%. Để tăng nhiệt độ cho chúng bạn nên đặt ít nhất 1 bóng đèn trong chuồng.

Thức ăn: Lúc nhỏ nên cho ăn các loại thức ăn như dế, sâu.. Khi chúng lớn hơn thì bạn có thể cho chúng ăn thêm thịt cá, tôm nõn khô, thằn lằn nhỏ,… có thể bổ sung khoáng chất, vitamin tổng hợp. 

Để đảm bảo tắc kè luôn khỏe mạnh và lớn nhanh hãy tạo sự hấp dẫn cho bữa ăn của chúng, tạo sự đa dạng cho bữa ăn hàng ngày. Có thể tự sáng tạo thức ăn cho chúng bằng những thứ đồ ăn sẵn hàng ngày của con người. 

Các bệnh thường gặp 

Ngoài kỹ thuật nuôi tắc kè còn nên chú ý tình hình sức khỏe và dịch bệnh.

Bệnh giun sán: Nên giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, hạn chế cho ăn thức ăn sống vì thức ăn sống có chứa nhiều vi khuẩn, giun sán. 

Bệnh tiêu chảy: Phòng ngừa bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng, đặt chuồng ở vị trí cao thoáng mát. Và không nên cho chúng ăn thức ôi thiu hay đồ lạ.

Tắc kè hoa mua ở đâu? Giá bao nhiêu

Hiện nay có nhiều cơ sở buôn bán tắc kè hoa, nên chọn những cơ sở có uy tín và đảm bảo. Có thể tham khảo: Trang trại côn trùng Thanh Xuân, Trang trại nuôi tắc kè hoa của anh Phúc Hậu, Công ty TNHH thế giới côn trùng… 

Tắc kè hoa ở Việt Nam giá bình dân
tắc kè hoa

Mức giá cho một chú tắc kè hoa có từ 500 nghìn tới 2 triệu đồng phụ thuộc vào nguồn gốc cũng như chủng loại.

Những loại tắc kè cảnh ở Việt Nam thường thì giá thành sẽ rẻ hơn, dao độnh từ 100 nghìn tới 1 triệu. Ngoài ra có nhiều loại được nhập khẩu từ các nước châu Phi, Nam Á,… đương nhiên giá thành sẽ đắt hơn. 

Trên đây là những kỹ thuật nuôi tắc kè hoa. Có một chú tắc kè hoa trong nhà sẽ làm cho căn nhà của bạn càng thêm thú vị và tươi mới. Ngoài nắm rõ kỹ thuật nuôi tắc kè nên chú ý chăm sóc, có chế độ ăn hợp lí và theo dõi tình hình sức khỏe thường xuyên để tắc kè hoa nhà bạn có thể phát triển một cách tốt nhất nhé. Xem mới thấy kỹ thuật nuôi tắc kè hoa cũng không khó lắm đúng không nào. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây