Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản làm giàu

0
3564
chồn hương
chồn hương
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi chồn hương có nhiều lợi ích trong y học và ẩm thực. Điều này đã khiến nhu cầu về chồn hương ngày càng gia tăng. Nhiều hộ gia đình nắm bắt được xu hướng này nên đã và đang bắt đầu chuyển hướng sang nghề nuôi chồn hương và thu được lợi nhuận cao. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản cho năng suất cao mà bạn nên tham khảo.

Nội dung chính

Chọn giống chồn hương sinh sản 

Yêu cầu chọn giống:

  • Chọn con nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị bệnh tật.
  • Chọn con có bộ lông mượt, mắt hơi lồi.
  • Chọn con cái có cặp vú sinh trưởng bình thường.
  • Con đực tinh hoàn lộ rõ tinh hoàn ở phía sau hông.
  • Chọn con từ 8 tháng tuổi trở lên làm giống để nuôi sinh sản.
  • Không nên bắt chồn hương rừng về nuôi vì tốn thời gian thuần hóa.

Thức ăn nuôi chồn hương sinh sản cho chất lượng, năng suất cao

Thức ăn của chồn hương sinh sản

trái cây cho chồn hương
trái cây cho chồn hương

Các loại động vật có kích thước nhỏ như: cóc, thằn lằn, nhái, chuột, sâu bọ, kiến, trứng, mối, những loài chim nhỏ, giun đất,… động vật ít mỡ nhiều nạc.

Các loại quả ngọt như: mãng cầu, chuối, mít,chuối, dứa, mãng cầu, xoài, hạt cà phê,…

Các loại hạt ngũ cốc: gạo, đậu tương…

Cách loại rau xanh, rơm khô,…

Nguồn thức ăn luôn phải sạch sẽ, an toàn, giàu dinh dưỡng.

Thức ăn dự trữ để nuôi chồn hương cần bảo quản kỹ càng, tránh ẩm mốc, nên kê cao trên 10 – 20cm so với mặt đất, đặt nơi khô ráo, thoáng mát, dọn dẹp, phun thuốc sát trùng định kì.

Nước uống cho chồn hương sinh sản 

Nước uống phải sạch sẽ, đặc biệt nước sông, suối, giếng khoan cần phải xử lý kỹ lưỡng

Nhiệt độ: 20 – 25 độ C

Độ pH < 7

Kỹ thuật chăm sóc nuôi chồn hương sinh sản 

chăm sóc chồn hương
Chăm sóc chồn hương

Con chồn hương nuôi ngoài tự nhiên có thể đẻ 1 năm/lứa, đẻ từ 1 – 6 con. Chồn hương nuôi theo hình thức trang trại tập trung đến khoảng 8 tháng tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu động dục, có thể đẻ 2 lứa/năm, số con trung bình từ 4 – 6 con/lứa. Tuy nhiên nên để đến chồn hương 10 tháng tuổi rồi mới phối giống. Nếu phối lần đầu tiên không được thì nên để cách từ 28 – 30 ngày sau mới phối giống.

Chăm sóc chồn hương cái trong thời kỳ mang thai

Chồn hương mang thai kéo dài từ 85 – 90 ngày. Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chồn trong thời gian này.

Nên cho chồn ăn 2 bữa, bữa sáng là bữa phụ, tối là bữa chính để thích hợp với tập tính của chúng. Tuy vậy, nên cho chúng ăn vừa đủ, không quá nhiều, nhất là lứa đầu, nếu ăn nhiều quá, thai lớn sẽ gây khó đẻ, nguy cơ làm chết cả mẹ cả con.

Thức ăn nên được nấu chín kỹ để loại bỏ, tiêu diệt các mầm bệnh.

 Cần bổ sung thêm vitamin B complex, vitamin tổng hợp trước khi chồn đẻ khoảng 30 ngày để tăng cường sức khỏe và khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật cho chồn mẹ.

Chăm sóc chồn hương khi đẻ

Trước khi đẻ khoảng từ 1 – 4 ngày, chồn hương sẽ có các biểu hiện như: cắn phá chuồng lưới, liên tục thở dốc, vú căng đỏ, bụng phình to, nằm nghiêng. Lúc này nên lấy giẻ lót vào ổ cho chồn.

Chồn hương có tập tính đẻ vào ban đêm, nên theo dõi những ngày này để cung cấp đủ nước, hỗ trợ chúng đẻ trong trường hợp khó đẻ. Bởi vì nếu lúc đẻ hoặc khi đẻ xong chồn mẹ kiệt sức, thiếu nước chúng có thể cắn cả con.

Một số trường hợp khó đẻ: Thai quá lớn, đẻ lần đầu tiên nên chồn mẹ bị đau. Lúc này có thể tiêm thuốc giảm đau AnagilC liều lượng 0,2 – 1ml/con/ngày tiêm vào bắp, kết hợp sử dụng thuốc an thần. Khi tiêm cần phải tách chồn mẹ ra chuồng riêng, nếu không có hiệu quả thì phải cách đàn con ra xa khỏi chồn mẹ.

Chăm sóc chồn hương mẹ và con

Chồn mẹ có 6 vú chia làm 2 hàng 2 bên nên nếu đẻ 6 con/lứa thì cần hỗ trợ đàn con bú luân phiên nhau mới đảm bảo sữa cho đàn con lớn đồng đều. Tiến hành cho chồn con bú sữa luân phiên trong khoảng 10 ngày.

Ngoài ra, chồn con từ 7 – 10 ngày sau khi đẻ mới mở mắt nên sau thời điểm này, chồn mẹ mới có thể ủ và chăm sóc chúng liên tục.

Thời gian này cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để bảo đảm đủ sữa cho chồn con. Nên cho chồn mẹ ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng và tối.

Vệ sinh, phòng bệnh thường gặp khi nuôi chồn hương

vệ sinh chuồng khi nuôi chồn hương
vệ sinh chuồng nuôi

Vệ sinh máng ăn, máng uống định kì. Sát trùng bằng cách ngâm, cọ rửa với nước nóng hoặc thuốc sát trùng formol 1% trong 10 đến 15 phút, đem rửa sạch và phơi nắng khô.

Khu vực xung quanh chuồng nuôi chồn hương cần thường xuyên phát quan bụi rậm, cây cối, phun thuốc sát trùng, rắc vôi.

Cần thường xuyên dọn dẹp cũi nuôi chồn hương, diệt trùng bằng crezin 3% hoặc formol 2%.

Luôn giữ chuồng trại nuôi chồn hương sạch sẽ, sát trùng định kì 2 lần/tháng.

Nên nhốt riêng và chăm sóc đặc biệt khi trong chuồng nuôi có con bị bệnh, hạn chế mầm bệnh lây lan.

xem thêm: https://agri.vn/ky-thuat-nuoi-heo-rung-hieu-qua-cho-nguoi-nong-dan/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây