Cá đối mục xen canh tôm sú đối với một số bà con vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, dạo gần đây, mô hình này đang nhận được sự quan tâm khá lớn. Để phát triển nuôi cá đối mục xen canh tôm sú thì không thể nào bỏ qua vấn đề ao nuôi. Bài viết của agri.vn hôm nay sẽ cung cấp đến bà con những thông tin bổ ích về ao nuôi cá đối mục xen với tôm sú.
Yêu cầu kỹ thuật chung
Diện tích ao nuôi cá đối mục xen tôm sú phfu hợp là từ 2.000 đến 5.000 m2
Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đó là:
Bờ ao không bị rò rỉ, giữ được mức nước trong ao không bị thất thoát hay tràn ra ngoài.
Bờ ao cao hơn mức nước cao nhất trong ao tối thiểu 0,3m.
Độ sâu của ao từ 1,5 đến 1,8 m (khi ao ở mức nước 1,2 đến 1,5 m)
Độ pH đáy ao > 5,5, độ pH nước từ 7,5 đến 8,5
Lượng Oxy hòa tan từ 4 đến 9 mg/l
Ao nuôi có cống cấp và cống thoát riêng biệt. Nguồn nước cấp cho việc sinh sống của đàn cá và tôm phải chủ động, không bị ô nhiễm.
Có thể nuôi xen canh cá đối mục và tôm sú được ở mọi nền đáy, nhưng tốt nhất là đáy cát, bùn pha cát hoặc cát sỏi. Nền đáy đảm bảo không bị rò rỉ, thẩm thấu.
Địa điểm tiến hành nuôi đảm bảo giao thông thuận tiện và có nguồn điện phục vụ cho sản xuất.
Cải tạo ao nuôi cá đối mục
Trường hợp ao mới xây
Đối với ao vừa mới xây dựng, ta cho nước vào ao ngâm 2 đến 3 ngày, rồi xả hết để rửa ao. Tốt nhất nên thay rửa 2 đến 3 lần. Đối với đáy ao thì nên bón vôi để cải tạo. Lượng vôi tuỳ thuộc vào độ pH của đất ở phần đáy:
Nếu Ph từ 6 đến 7 thì dùng 300 – 600 kg/ha.
Nếu pH từ 4,5 đến 6 thì dùng 600 – 1.000 kg/ha.
Dùng để Vôi bột (CaCO3), vôi tôi Ca(OH)2 để diệt khuẩn và cải tạo ao nuôi. Trong quá trình nuôi cá đối mục, có thể dùng Dolomite (vôi đen) hoặc bột đá để điều chỉnh pH của nước.
Sau khi rải vôi, bà con có thể tiến hành cày lật úp mặt đáy để vôi tiếp xúc nhiều hơn với đất đáy ao giúp tăng tác dụng diệt khuẩn và khử chua. Tùy theo điều kiện thời tiết mà phơi ao từ 7 đến 10 ngày trước khi tiến hành đưa nước vào ao qua lưới lọc.
Đối với ao cũ
Sau khi thu hoạch cá đối mục, bà con tiến hành xả hết nước cũ, nạo vét bùn đáy, sau đó bón vôi, cày lật rồi phơi đáy 10 đến 15 ngày để chất hữu cơ, khí độc và những sinh vật gây bệnh cho tôm phân huỷ hết.
Đối với ao không tháo kiệt được, thì khi phơi đáy có thể dùng phương pháp cải tạo ướt. Dùng bơm sục đáy ao và tẩy rửa chất thải sau đó bón vôi, cuối cùng là tạo màu.
Tất cả các ao lắng, ao ương, ao xử lý đều cải tạo đúng như ao nuôi..
Diệt tạp đảm bào môi trường ao nuôi sạch trong
Sau khi cải tạo đáy ao, lấy nước vào ao qua lưới lọc, để 2 đến 3 ngày cho các loại trứng theo nước vào ao nở thành ấu trùng rồi tiến hành diệt tạp.
Có thể diệt tạp bằng các cách sau:
Diệt tạp bằng Saponin theo tỷ lệ 15 đến 20 kg/1000 m3 . Saponin có tác dụng diệt tạp và các loại ký sinh hay gây bệnh, giúp môi trường trong nước sạch sẽ.
Diệt tạp bằng Thuốc tím (KmnO4) với liều dùng 4 đến 5 g/m3 nước, quạt nước kết hợp với phơi nắng sau 24 giờ.
Quạt nước kết hợp phơi nắng, dùng Aquadine 0,3 lít/1.000 m3 hoặc Lasan – BKC 80 0,4lít/1.000 m3 để diệt tạp.
Bón phân gây màu cho ao nuôi cá đối mục xen canh tôm sú
Dùng phân hữu cơ (phân chuồng, gà, trâu, bò,…) hoặc lượng phân vô cơ Lân 0,2 kg/100m3 + urê 0,1 kg/100m3 chia ra 2 – 3 ngày bón.
Độ trong nước ao nuôi cá đối mục sau 2 đến 3 ngày bón sẽ đạt 40 đến 50 cm nước có màu xanh nõn chuối hoặc vàng nâu là có thể thả được.
Dùng một số chế phẩm sinh học chuyên dùng cho gây màu cũng là biện pháp đúng đắn.
Cá đối mục có thể sinh sôi, phát triển tốt và cho ra thành quả chất lượng một phần là nhờ ao nuôi sạch trong, được chuẩn bị tốt về các phương diện kỹ thuật. Những điều chúng tôi cung cấp trên đây là không thể thiếu để phát triển mô hình nuôi cá đối mục xen tôm sú, hy vọng bà con có thể nắm bắt và vận dụng thật tốt.
Xem thêm: Mô hình nuôi cá đối mục xen tôm sú đạt chất lượng điểm 10