Bệnh Thán Thư Ớt Gây Ra Do Đâu – Cách Phòng Trị

0
2411
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bệnh thán thư ớt gây ra sự lo lắng không hề nhẹ cho bà con. Bệnh không chỉ làm hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, cả giai đoạn ra hoa kết trái chúng vẫn phát triển mạnh. Khiến năng suất trái ớt giảm mạnh, trái ớt dù có chín cũng không dùng được. Để phòng ngừa bệnh thán thư phát triển trên cây ớt, nhất định bà con phải có biện pháp phòng ngừa thật sớm. Bởi một khi để bệnh phát triển thì đã là ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng xuất rồi. Hơn nữa, để trị bệnh này cần có thời gian và cũng không dễ dàng gì, lại ảnh hưởng tới chất lượng cả vụ hiện tại. Nội dung bài viết này Agri.vn sẽ giúp bà con hiểu thêm về cách điều trị bệnh thán thư ớt.

Nội dung chính

Tác nhân gây bệnh thán thư trên ớt

Nhiều loại nấm thuộc loại Colletotrichum là tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây ớt. Trong đó Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby là 2 loài phổ biến.

Tác nhân chính gây bệnh thán thư trên ớt là nấm Colletotrichum
Tác nhân chính gây bệnh thán thư trên ớt là nấm Colletotrichum

Cả 2 loại này đều làm cho ớt thối rất nhanh. 2 loài nấm này có những khác biệt riêng về đặc điểm hình thái và sinh học. Ở nhiệt độ 28 đến 30 độ C và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để chúng sinh sôi và phát triển.

Do vậy bào tử nấm gây bệnh thán thư ớt có sức sống cao, khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng.

Nấm gây bệnh thán thư hại ớt luôn có ở trên tàn dư lá, thân cành, quả và hạt ớt bị nhiễm bệnh. Chúng tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh.

Vì vậy để phòng trừ bệnh thán thư ớt, chúng ta cần chú ý tới những tàn dư cây ớt bị nhiễm bệnh và hạt giống cũng là những con đường truyền lan bệnh chủ yếu trong tự nhiên.

Ngoài ra nếu là các loại nấm Colletotrichum spp (Colletotrichum gloeosprioides; C. capsici; C. acutatum; C. coccodes) thì sẽ bị triệu chứng vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.

Ngược lại nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.

Triệu chứng bệnh thán thư trên ớt

Biểu hiện bị bệnh thán thư trên lá ớt: Vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Ban đầu, đốm bệnh có màu nâu nhạt ở mặt dưới lá, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.

Bệnh thán thư trên cây ớt có những biểu hiện rất rõ ràng
Bệnh thán thư trên cây ớt có những biểu hiện rất rõ ràng

Bệnh thán thư trên cây ớt, cũng như ở lá vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Khi thấy cây kém phát triển và có là vàng và rụng sớm thì có khả năng là đã bị nhiễm bệnh.

Thiệt hại nặng nhất mà bệnh thán thư ớt gây ra là khi tấn công vào quả ớt làm cho chúng bị thối hàng loạt, nhiều người nông dân bị thất thu 100%. Loại bệnh này hay gây hại trong giai đoạn đang thu hoạch.

Nhiều khi trên giống nhiễm bệnh, gây hại cả trái non, ban đầu xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.

Bệnh thán thư hại ớt này sẽ tiếp tục tồn tại ở trên những quả ớt đã thu hoạch. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất 1-2 năm. Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.

Điều kiện để nấm bệnh thán thư trên cây ớt phát triển mạnh là khi các bạn trồng dày, bón thừa đạm. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.

Bệnh thán thư sẽ phát triển nặng hơn khi cây trồng quá dày và bón dư đạm
Bệnh thán thư sẽ phát triển nặng hơn khi cây trồng quá dày và bón dư đạm

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

Để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh thán thư trên cây ớt khi các bạn trồng ớt trong mùa mưa, thì tốt nhất nên áp dụng biện pháp tổng hợp ngay từ đầu.

Khi chọn giống cây để trồng thì luôn phải chọn những giống sạch bệnh, khỏe. ( Bước này rất quan trọng nhưng nhiều người hay chủ quan.)

Trước khi trồng phải dụng thuốc trừ nấm bệnh như Virovral , Metalaxyl để xử lý hạt.

Vệ sinh đồng ruộng thường xuyên, cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan, bởi nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật.

Phải làm cho ruộng ớt được thông thoáng, nên vì thế không được trồng ớt quá dày và dọn cỏ thường xuyên.

Nên làm luống cao và hệ thống thoát nước tốt. Chỉ nên tưới nước vừa đủ.

Bón phân cân đối, tuyệt đối không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao vì điều này làm lá xanh mướt tạo cho nấm bệnh thán thư hại ớt phát triển mạnh.

Không trồng liền vụ với cây ớt hoặc cà, nên luân canh với các cây khác họ cà, ớt.

Chọn giống kháng bệnh, trong các loại thì giống ớt chỉ thiên ít nhiễm bệnh thán thư.

Bà con nên chú ý chọn những loại ớt có khả năng kháng bệnh cao
Bà con nên chú ý chọn những loại ớt có khả năng kháng bệnh cao

Tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục pha trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma cho ruộng ớt.

Thường xuyên đi thăm ruộng ớt. Khi phát hiện hãy sử dụng các thuốc đặc trị bệnh thán thư ớt sau:

Hoạt chất Azoxystrobin như Amista, 20ml thuốc Amista pha cho bình 20 lít nước.

Loverice gồm 3 hoạt chất: Carbendazim, Cymoxanil, Metalaxyl. gói 100 gr pha với 50 lít nước

Melody duo 66,75WP

Hoạt chất Metomenostrobin như Ringo-L 20SC. gói 20ml pha với 20 lít nước

Hoặc phun một trong các loại thuốc sau: Map Rota 50WP, Amistar 250SC, Plant 50WP, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC,…. Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Agri.vn mong rằng qua bài viết này, bà con sẽ nắm rõ hơn thông tin về bệnh thán thư ớt và có phương pháp điều trị phù hợp. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây