Các loại cây ngập mặn luôn tồn tại đặc điểm nổi bật riêng của nó khiến nó có thể sinh trưởng tốt trong môi trường tương đối khắc nghiệt. Hiện tại rừng ngập mặn ở Việt Nam có những loại cây nào? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về chủ đề nhé!
Cây vẹt dù
Vẹt dù là một cây gỗ màu nâu sáng và ít bị thay đổi do thời tiết. Gỗ của cây vẹt dù được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình, sử dụng trong xây dựng và hầm than có nhiệt lượng cao. Trong vỏ cây vẹt dù có nhiều Tanin sửu dụng để nhuộm vải, nhuộm lưới, thuộc da. Trụ mầm của cây vẹt dù có chứa nhiều tinh bột có thể chế biến thức ăn.
Cây vẹt đen
Vẹt đen cũng là một trong những loại cây được trồng ở rừng ngập mặn. Có thể lấy gỗ để sử dụng trong xây dựng, làm trụ mỏ, làm đồ dùng thông thường. Cây được trồng để chống xói mòn ven biển, nhiều động vật thủy sinh cũng chọn sống ở cây này. Vỏ có chứa tanin có thể dùng để thuộc da, nhuộm lưới.
Cây Trang
Một trong những loại cây được trồng ở rừng ngập mặn có thể kể đến nữa đó chính là cây Trang. Đây là cây có gỗ nhỏ, thường được sử dụng để làm đồ dùng thông thường hoặc để xây nhà. Trong cỏ cây có chứa một lượng tanin có thể được sử dụng để nhuộm lưới. Cây được trồng thành rừng để có thể bảo vệ vùng veo biến, cản sóng, cản gió.
Cóc trắng
Cũng như cóc đỏ, cóc trắng đượ trồng để bảo vệ các vùng đất ven sông, ven biển, gỗ dùng để đốt than, cho tanin hoặc dùng trong xây dựng địa phương.
Cây Côi
Côi là một cây thân gỗ cứng và nó được trồng với các mục đích đơn giản, bảo vệ và chắn gió ở những vùng đất ven biển, ven sông.
Cây Cui
Đây cũng là một loại cây có mặt nhiều trong rừng ngập mặn với công dụng là chắn gió ở những vùng ven biển. Cui là loại cây gỗ cứng có thể được sử dụng để làm dụng cụ gia đình đơn giản.
Mấm trắng
Mấn trắng là một loại cây gỗ xám trắng, nó có vòng sinh trưởng rất rõ ràng và thường dễ bị các loại côn trùng, mối ăn. Mấm trắng có thể sử dụng để làm củi đốt nhưng có nhiệt lượng khá thấp, vỏ cây được sử dụng để chữa bệnh ghẻ, lá được sử dụng cho phân xanh tốt và mấm trắng có trái có thể ăn được.
Mấm biển
Mấm biển là một loại gỗ nhỏ, có thể được sử dụng để làm củi đốt. Lá của mấm biển được sử dụng để làm phân xanh, giàu protein, cây có trái ăn được, hoa là nguồn mật ong. Vỏ và gốc cây mấm biển còn được sử dụng trong y học để chứa bệnh phong hiệu quả.
Đước vòi
Đước vòi hay còn có cái tên gọi khác là Đâng, đây là một loại cây thân gỗ thường được trồng để chắn gió, chắn sóng, bảo vệ đê do có hệ rễ phát triển. Gỗ cây đước vòi có thể dùng làm củi, làm các dụng cụ sản xuất muối hoặc đốt để lấy tanin.
Đước
Đây là một cây có thân gỗ cứng, khá bền chắc và được sử dụng nhiều trong xây dựng, có vai trò chắm gió, bảo vệ vùng ven biển hiệu quả. Người ta còn dùng đước để làm củi, khi đốt sẽ cho than với nhiệt lượng cao. Vỏ có chứa nhiều tanin có thể sử dụng để nhuộm lưới, nhuộm da.
Cây Đưng
Đây là một cây gỗ nặng, có thể dùng tốt trong xây dựng, dùng làm củi và than cho nhiệt lượng cao. Người ta trồng cây Đưng vở các vùng ngập mặn để vảo vệ vùng đất xen biển, chắn gió chắn sóng hiệu quả. Vỏ của cây Đưng cũng chứa nhiều tanin có thể dùng để nhuộm lưới.
Bần ổi
Đây là một trong những loại cây phổ biến ở rừng ngập mặn, câu bần ổi có gỗ không tốt cho nên chỉ có thể sử dụng để đóng đồ tạm mà thôi. Người ta thường trồng cây bần ổi để có thể bảo vệ đê biển, chắn gió là chủ yếu.
Cóc đỏ
Cóc đỏ là một loại cây được trồng để bảo vệ những vùng đất ven sông hoặc ven biển. Gỗ của cóc đỏ có thể được dùng để làm các vật dụng thông thường hoặc làm chất đốt.
Cây giá
Giá là một cây phổ biến ở các khu rừng ngập mặn, nó có gỗ màu trắng, nhẹ, bột mịn và khá hạn chế về công dụng ngoại trừ được trồng để chắn gió ven biển. Nhựa mủ và lá cây giá rất độc, nó có thể làm mù mắt. Nhựa mủ được sử dụng để làm thuốc diệt cá. Phần rễ ít độc hơn so các phần khác của cây và thường được sử dụng để làm nút chai.
Sú cong
Sú cong là một loại thân cây gỗ thường được sử dụng để làm các dụng cụ đơn giản trong gia đình, trong xây dựng, bảo vệ các khu vực đất ở cửa sông, đất ven biển, chống xóa mòn và sạt lở do thủy triều.
Cây Su ổi
Su ổi là một trong những loại cây được trồng ở các khu rừng ngập mặn, gỗ có màu nâu xám hoặc màu hồng tùy loại. Gỗ khá nặng, bền chắc, không có vân, ít bị mối mọt ăn và được sử dụng để làm trụ mõ, làm nhà hoặc làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Trong vỏ của cây su ổi có một hàm lượng tanin khá cao có thể được sửu dụng để nhuộm và thuộc da. Nhiều người còn trồng su ổi để chống xói lỏ và bảo vệ bờ biển.
Vẹt khoang
Cây vẹt khoang hay còn có tên gọi khác là cây vẹt trụ, loại cây này có gỗ màu đỏ, mịn, thường được sử dụng để làm đồ đạc thông thường, làm trụ mỏ, làm nhà cửa, hầm than. Đây là một loại cây được trồng phổ biến ở các rừng ngập mặn và chồi non của cây còn có thể ăn sống.
Trên đây là chia sẻ của agri.vn về các loại cây ngập mặn. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Bạn đừng quên truy cập vào website của chúng tôi nhiều hơn để tìm hiểu thông tin liên quan đến cây cảnh và thiên nhiên nhé!