Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên lúa được trồng vào hai vụ chính (vụ đông xuân và vụ mùa). Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vụ lúa trong năm ở miền Bắc nhé.
Một năm đồng bằng Sông Hồng có bao nhiêu vụ lúa
Hiện nay, đồng bằng Sông Hồng có hai vụ lúa truyền thống đó là lúa mùa và lúa chiêm. Nhưng kể từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
Vụ lúa chiêm xuân: Được xuống mạ trong mùa khô. Vì vậy nông dân phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét mạnh, cho đến cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa. Giai đoạn này nên phải dùng giống có khả năng chịu rét. Lúa chiêm xuân thường ít phản ứng hoặc hầu như không có phản ứng quang chu kỳ. Lúa chiêm thường được gieo cấy vào khoảng thời gian cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và tiến hành thu hoạch vào cuối tháng 5.
Lúa xuân: Vụ lúa này được gieo trồng với bộ giống đa dạng. Thường xuyên được gieo cấy vào cuối tháng 11 và bắt đầu thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những năm gần đây, vụ lúa xuân thường sử dụng các loại giống như: Q5, CR203, KD18, lúa lai 2 và 3 dòng, LY006… Hiện nay đã được mở rộng và phát triển mạnh vào những năm gần đây. Các loại giống này chiếm từ 80-90% diện tích lúa chiêm xuân ở phía Bắc.
Vụ lúa mùa: Ở đồng bằng Sông Hồng phân chia ra làm 3 vụ mùa: Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn. Thường bắt đầu gieo cấy vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Đối với mùa sớm, thường được sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày cụ thể như: Q5, CR203, KD18, MN18-1… Đối với mùa trung hoặc muộn, thường sử dụng các loại giống có thời gian sinh trưởng trên 125 ngày như: Nếp, Dự, Mộc Tuyền, Bao Thai, QR15, Tám thơm các loại…
Bố trí thời vụ gieo cấy hợp lý
Theo đánh giá sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) về vụ lúa đông xuân 2015-2016, tổng diện tích gieo cấy toàn miền bắc đạt khoảng 805 nghìn ha (giảm khoảng 9.000 ha so với năm trước), dự kiến sản lượng đạt 5.019,6 nghìn tấn (giảm khoảng 50 nghìn tấn so với vụ lúa đông xuân năm 2014-2015). Đến thời điểm hiện tại, những trà xuân sớm, xuân trung ở nhiều vùng chuẩn bị cho thu hoạch.
Tuy nhiên, do thời gian lúa trổ bông chậm hơn so với vụ đông xuân năm trước từ bảy đến mười ngày, đã rút ngắn thời gian chuyển từ vụ đông xuân sang vụ mùa, ảnh hưởng lớn đến việc làm đất, gieo cấy lúa mùa. Đồng thời, tạo điều kiện cho các đối tượng sâu, bệnh lưu trú, gia tăng mật độ, phát triển gây hại trên lúa mùa, nhất là trà lúa mùa sớm, cực sớm.
Trong khi đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng – Thủy văn trung ương, những tháng tới, tình hình thời tiết tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, En Ni-nô sắp kết thúc, một giai đoạn chuyển tiếp là En sô và tiếp theo là La Ni-na khiến cho sản xuất vụ mùa ở các tỉnh miền bắc sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Nắng nóng tập trung từ nay cho đến tháng 8 sẽ làm tăng nguy cơ sâu bệnh hại, nhất là vào cuối vụ thường gây hại nặng cho sản xuất.
Theo ghi nhận tại tỉnh Vĩnh Phúc, vụ mùa 2016, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng 33 nghìn ha, trong đó gần 28 nghìn ha lúa. Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương bố trí cơ cấu cây trồng, giống và thời vụ phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng.
Tính trên phạm vi toàn miền bắc, vụ mùa năm 2016, diện tích gieo cấy khoảng 1.322 nghìn ha, giảm 12 nghìn ha so với năm 2015. Dự kiến năng suất trung bình đạt 50,1 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm trước, sản lượng ước đạt 6,622 triệu tấn. Theo khuyến cáo của Cục Trồng trọt, về thời vụ gieo cấy đối với khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du miền núi phía bắc, việc bố trí thời vụ và lựa chọn cơ cấu giống mùa cực sớm, mùa sớm gieo mạ từ ngày 5 đến 15-6, cấy giữa và cuối tháng 6. Mùa trung: gieo mạ từ ngày 20 đến 25-6, cấy xong trước 20-7. Đối với mùa muộn, các giống phản ứng ánh sáng thời vụ gieo cấy từ nửa đầu tháng 6 đến cuối tháng 7. Lúa gieo thẳng cần được quy hoạch thành vùng, gieo sớm ngay sau khi chuẩn bị được ruộng từ ngày 15 đến 25-6.
Chủ động sản xuất, bảo đảm tưới tiêu
Dù chưa thu hoạch lúa vụ đông xuân nhưng trước áp lực thời tiết và thời gian chuyển vụ, người dân ở nhiều địa phương đã có kế hoạch ứng phó. Bà Nguyễn Thị Dũng, thôn Long Khê, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết: Để hạn chế sâu bệnh hại lúa vụ mùa, vụ đông xuân thu hoạch đến đâu chúng tôi sẽ làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó, giữ nước trên ruộng và bón thêm vôi trước khi cày lồng vận rạ. Do thời gian chuyển vụ ngắn, từ bây giờ chúng tôi đã phải lên kế hoạch huy động đủ nhân lực để cấy càng sớm, càng tốt
Kết luận hội nghị “Sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2015-2016, triển khai kế hoạch vụ hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2016 các tỉnh phía bắc” vừa được tổ chức vào cuối tháng 5, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Trong điều kiện hiện tại, để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa vụ mùa, các địa phương cần sớm rà soát, gắn kế hoạch gieo cấy với bố trí cơ cấu giống, thời vụ một cách hợp lý.
Tăng cường sử dụng các giống lúa chất lượng, giống có khả năng kháng chịu sâu, bệnh, nhất là đối với rầy, bệnh bạc lá. Giữ nước sau thu hoạch, tránh để mất nấm, cày lật đất vùi rơm, rạ, kết hợp khuyến cáo xử lý các chế phẩm phân giải tàn dư thực vật như Tricoderma…, chế phẩm vi sinh đa chủng, đa chức năng để nhanh làm mục nát rơm rạ, tránh ngộ độc cho lúa mùa sau cấy.
Trên đây là các vụ lúa trong năm ở miền bắc và cách tăng năng suất vụ lúa mà chúng tôi chia sẻ cho các bạn. hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn.