Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được rất nhiều người yêu vườn tin dùng. Loại phân này được đánh giá không chỉ tốt cho cây nhà bạn mà còn giúp bảo vệ môi trường, là một cách xử lí rác thải vô cùng hiệu quả?
Vậy phân hữu cơ vi sinh có khó làm không? Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm phân hữu cơ vi sinh
Nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh
Các loại phế phẩm có nguồn gốc từ cây xanh.
Rác thải sinh hoạt gia đình: Rau củ quả ôi thiu, thức ăn thừa, vỏ trái cây, cám gạo… Đây được xem là nguyên liệu dễ tìm kiếm nhất mà mỗi gia đình đều có. Đó không chỉ là cách tạo ra phân hữu cơ vi sinh mà còn là cách xử lí rác thải gia đình tối ưu nhất.
Rác thải nông nghiệp, chủ yếu là phần xác cây sau thu hoạch như rơm rạ, thân và lá bắp, lạc. Có thể tận dụng bèo lục bình hoặc các loại cây phân xanh,… Bạn cũng có thể tận dụng phần vỏ đối với các loại cây họ đậu, cây cà phê và có thể tận dụng vỏ trấu.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng bã trái cây, bã cà phê, bã mía hoặc mùn cưa, mùn mía, mùn than để làm phân hữu cơ vi sinh.
Phân chuồng
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các loại phân tươi của gia súc, gia cầm nhà bạn như gà, heo, trâu, bò… để ủ thành phân hữu cơ vi sinh.
Chế phẩm sinh học
Bạn có thể sử dụng các loại chế phẩm dễ tìm thấy trên thị trường như: BIMA , ACTIVE CLEANER , Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM…
Liều lượng sử dụng các nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh
Dưới đây là bảng nguyên liệu và liều lượng nguyên liệu cần dùng để ủ 1 tấn phân hữu cơ vi sinh. Bảng dưới đây có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bạn ủ.
Nguyên liệu | Liều lượng (kg) |
Phế phụ phẩm cây xanh | 600-800 |
Phân chuồng | 200-400 |
Chế phẩm sinh học | Dựa theo liều lượng bác sĩ (người có kinh nghiệm) chỉ định |
Nước gỉ đường hoặc mật mía (vỏ hoa quả ngâm nước) | 2-3 |
Cám gạo | 3 |
Lưu ý:
Tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi khi đang sử dụng các loại chế phẩm sinh học, ngoại trừ BioEM. Nhiều người không hiểu rõ vấn đề này nên đã vô tình tiêu diệt hết các loại vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy.
Vật liệu cần thiết trong quá trình làm phân hữu cơ vi sinh
Thùng nhựa, xốp hoặc gỗ (tùy ý bạn lựa chọn và có thể tận dụng thùng thừa trong gia đình) để ủ phân hữu cơ vi sinh. Bạn cần ước lượng kích thước của thùng tương ứng với lương phân hữu cơ vi sinh mà mình cần ủ để cho ra kết quả tốt nhất.
Một số dụng cụ có khả năng khuấy như ống tre, đũa dài, gậy,…
Vật liệu làm mái che: Bạt, nắp các loại thùng nhựa, xốp, áo mưa tiện lợi đã qua sử dụng hoặc tận nung các loại áo mưa cũ,…
Một số vật liệu làm vườn quen thuộc như bình tưới nước, cào, cuốc, xẻng, rành.
Nơi ủ phân hữu cơ vi sinh
Ủ phân bằng đất nền hoặc lát gạch, lát xi măng. Đảm bảo nơi ủ phải bằng phẳng, không nên quá dốc.
Đối với nền bằng phẳng thì nên tạo thêm rãnh xung quanh nơi ủ và các hố gom nhỏ, không để nước ủ phân sau khi tưới lại bị chảy ra ngoài.
Nên ủ phân hữu cơ vi sinh ở ngoài trời hoặc trong nhà kho (nơi có mái che). Đặt thùng ủ phân ở những nơi dễ quan sát, di chuyển.
Cách làm phân hữu cơ vi sinh
Trộn chế phẩm và nước mật mía đều vào nhau. Có thể thay thế bằng các sản phẩm tương đương. Nên để phần hỗn hợp trộn được trong bình tưới cây để tiện cho quá trình làm phân hữu cơ vi sinh.
Lớp đầu tiên: Rải các loại rác thải nông nghiệp khó phân hủy đều khắp đáy thùng, chiếm khoảng 1/4 thùng đựng phân hữu cơ vi sinh (20% tổng số phế phụ phẩm đã chuẩn bị sẵn).
Lớp thứ hai: Rải lên trên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng đã chuẩn bị). Bạn cũng có thể sử dụng nước phân đặc tưới lên lớp thứ nhất, rồi tưới đều hỗn hợp chế phẩm sinh học và mật mía lên trên.
Lớp thứ ba: Rắc vào thùng chưa phân cám gạo hoặc bột sắn. Đây được xem là nguồn dinh dưỡng nền cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động
Thực hiện liên tiếp sao cho cả ba lớp trên lần lượt chồng lên nhau cho đến khi vừa với miệng thùng – cách miệng thùng khoảng 10-20cm. Nếu nguyên liệu làm phân hữu cơ vi sinh của bạn bị khô thì nên tưới thêm nước sau mỗi lớp. Lượng nước tưới thêm phụ thuộc vào độ khô hay ẩm của nguyên liệu bạn sử dụng.
Đậy kín thùng chứa phân bằng các vật liệu đã chuẩn bị sẵn ở giai đoạn trước. Đục thêm một vài lỗ để ánh sáng có thể chiếu vào nhưng không chiếu trực tiếp và chú ý duy trì nhiệt độ của phần phân đang ủ dao động từ 40 đến 50ºC.
Cứ mỗi 3 ngày bạn nên kiểm tra một lần và khuấy đều phân ủ.
Nên cầm phân lên kiểm tra thử. Nếu bóp là vỡ vụn chứng tỏ phần phân hữu cơ vi sinh của bạn quá khô. Lúc này bạn chỉ việc thêm nguyên liệu xanh và tưới thêm nước. Nếu bóp vào nước chảy ra quá nhiều, phân không đủ nóng thì có thể phân của bạn đã bị ướt. Dễ thấy là mùi phân như rác cũ. Với trường hợp này, bạn nên thêm một ít lá khô và ngưng tưới thêm nước, bớt nước cho cây.
Sau khoảng 2-3 tuần là bạn có thể dùng sản phẩm của mình bón cho cây. Bón thúc hay bón lót là tùy ý bạn sử dụng nha!
Xem thêm: Kỹ thuật làm phân trùn quế