Nuôi ong gian nan, cuối cùng cũng được nếm “mật ngọt”

0
1434
Kỹ thuật nuôi ong
Kỹ thuật nuôi ong
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Con ong đã không quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt trong tuổi thơ ta gắn liền cùng bài hát “chị ong nâu nâu” với đàn ong chăm chỉ làm việc. Và nghề nuôi ong mật là công việc duy trì đàn ong để lấy các sản phẩm như mật ong, sáp ong… Đây là một nghề phổ biến, tuy gian nan nhưng lại đem lại lợi nhuận cao nhờ thị trường tiêu thụ nhiều, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu những điều cần biết về nghề nuôi ong nhé.

Nội dung chính

Thế giới của loài ong mật

một đàn ong
Một đàn ong gồm có: ong chúa, ong đực và ong thợ

Loài ong rất thú vị bởi chúng có tổ chức xã hội cao, mỗi con vật đều có công việc riêng. Ong sống từng đàn từ 25 – 50.000 con, một đàn ong gồm có: ong chúa, ong đực và ong thợ.

Trong đó ong thợ chiếm số đông trong một đàn ong, là bộ phận chăm chỉ làm tất cả các công việc của một đàn ong như bảo vệ tổ, hút mật, nuôi ấu trùng… Còn ong chúa và ong đực có nhiệm vụ giao phối và sinh sản, ong đực chỉ được giao phối 1 lần sau đó sẽ chết còn ong chúa sẽ đẻ suốt 5 năm.

Vòng đời của ong thợ chỉ có 45 ngày thế nhưng trong 45 ngày đó chúng làm việc rất chăm chỉ và hết mình để bảo vệ tổ, hút mật. Đặc tính của ong là sợ khói.

Sản phẩm của ong

Ong có thể cho ra nhiều sản phẩm như:

Mật ong: Là sản phẩm khi ong hút mật hoa, xử lý và lưu trữ trong tổ ong. Mật ong được dùng nhiều trong đời sống và có nhiều công dụng.

Mật hoa: Được sản xuất trong các tuyến mật, là nguồn năng lượng quan trọng cho ong mật và có vai trò quan trọng trong việc hút mật.

Sáp ong: Là công việc của ong thợ khi đạt đến độ tuổi nhất định, được thực hiện bằng cách hút từ các tuyến trên bụng chúng.

Phấn hoa: Ong thu phấn hoa và mang nó về lại tổ, là nguồn protein cần thiết để nuôi ong non.

Bánh ong: Là sản phẩm kết hợp của phấn hoa, mật ong, chất tiết đại tuyến sau đó lên men hóa trong tổ ong. Bánh ong đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chúng.

Sáp ong: Là công việc của ong thợ
sáp ong rất được các youber mukbang “lăng xê” vì vị ngon và cấu tạo độc đáo

Ngoài ra ong còn tạo ra keo ong, sản phẩm của ong được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Với nhiều công dụng như làm lành vết thương, nâng cao sức khỏe và vừa có tác dụng làm đẹp da nên sản phẩm từ ong rất được săn đón và ưa chuộng. Đặc biệt gần đây sáp ong rất được các youber mukbang “lăng xê” vì vị ngon và cấu tạo độc đáo.

Tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ong mật

Cách bắt ong trong tự nhiên

Để nuôi ong thuận lợi thì đầu tiên phải mua giống ong tốt, đảm bảo. Để không tốn kém chi phí thì ta có thể bắt ong trong tự nhiên về nuôi. Sau đây là các kinh nghiệm để bắt ong an toàn và hiệu quả.

Lựa chọn địa điểm: Ong có tập tính làm tổ rất kín đáo, chúng thường làm tổ ở các hốc đá, bộng cây, tổ mối, tụ điệ…ta có thể tìm kiếm tổ ong ở những địa điểm này.

Thời gian: Ong thường bài tiết và giải nhiệt ở khung giờ từ 10 – 14h hằng ngày, vì vậy có thể lựa chọn bắt nuôi ong khoảng thời gian này để thuận lợi hơn.

Bắt ong mật trong hang đá

Chỉ chừa lại một lối ra duy nhất còn lại dùng đất ướt xung quanh trét kín hết tất cả các khe hở và lối ra phụ của con ong để dễ dàng bắt. Vì có đặc tính sợ khói, chính vì vậy dùng khói hun vào bên trong tổ ong thì ong sẽ bỏ tổ, chúng ta dễ dàng bắt hơn.

Các cách bắt ong khác

Nếu ong làm tổ trong bộng cây, thì ta chuẩn bị búa rìu để mở rộng cửa tổ và bắt luôn cả tổ ong.

Nếu ong sống trong hang đất, ổ mối thì ta dùng xẻng sau đó xúc đất và đào lên để bắt sẽ nhanh hơn là dùng phương pháp cũ.

Cách nhận biết ong chúa trong khi nuôi ong

Rất dễ phân biệt ong chúa có phần bụng dài, to hơn các loại ong còn lại, màu sắc của ong chúa: nâu, nâu đen, đen, vàng.

Kỹ thuật nuôi ong

Đặt thùng nuôi ong mật như thế nào

Đặt thùng nuôi ong mật như thế nào
Đặt thùng nuôi ong mật như thế nào

Thùng nuôi ong thường làm bằng gỗ, phải đặt ở những vị trí thích hợp thì nuôi ong mới hiệu quả. Các vị trí đó thường là: dưới bóng cây, nằm trong phạm vi kiếm ăn của ong, hướng đông nam hoặc nam, tổ nuôi ong gần nguồn nước, không đặt ở nền xi măng, tránh ánh nắng trực tiếp, cách xa nhà máy.

Thùng nuôi ong phải được kê cao 30cm để tránh các con vật khác ăn hoặc làm phiền. Thùng nuôi ong đặt thành từng cụm và cách nhau 2m, quay cửa tổ qua những hướng khác nhau, quy mô lớn tối đa 100 thùng.

Khung cầu: Là dụng cụ để khai thác mật thuận tiện nhất, cho người nuôi ong năng suất cao.

Trong nuôi ong nên chú ý che chắn thùng ong để ong có thể sinh sống thuận lợi nhất.

Cách tạo chúa, chia đàn nuôi ong

Tạo chúa: Mục đích thay ong chúa già bị bệnh. Tạo chúa bằng cách sử dụng mũ chúa chia đàn tự nhiên, chọn mũ ong dài to thẳng từ những đàn ong chia đàn đông quân, nhiều cầu, khỏe.

Tiến hành tách chúa khỏi đàn, loại bỏ 1 – 2 cầu sau 2 – 3 ngày, kiểm tra loại bỏ mũ chúa trong bánh tổ.

Tạo chúa di trùng: Chọn đàn mẹ theo tiêu chuẩn đàn làm giống, tạo đàn nuôi dưỡng đông quân không bị bệnh, dự trữ mật phấn nhiều, có biểu hiện chia đàn tự nhiên. Tách chúa khỏi đàn và rũ bớt cầu để tăng ong thợ, nuôi ong con.

Khi đàn ong phát triển, những cá thể mà sống chen chúc, chật chội thì đàn ong sẽ chia đàn tự nhiên làm mất ong và giảm năng suất mật. Vì vậy nếu phát hiện đàn ong phát triển mạnh người nuôi ong nên chủ động chia và nhân đàn. Có 3 cách để chia đàn ong: Chia đàn ong song song, tách 2 – 3 cầu từ đàn ong cũ, tách cầu ong rồi ghép thành đàn mới.

Nuôi ong mật tuân thủ thức ăn như sau

Thức ăn của ong là mật hoa và phấn ong, vào những mùa hoa không nở cần cung cấp thêm thức ăn bổ sung là đường, bột đậu nành để ong phát triển tốt, đẻ nhiều hơn, ong thợ tiết nhiều sữa để nuôi ấu trùng tốt hơn.

Phòng bệnh khi nuôi ong

Nuôi ong thường gặp các bệnh như bệnh ấu trùng túi, bệnh thối ấu trùng nhỏ…vì vậy cần có phương pháp phòng điều trị bệnh đúng đắn. Khi ong bị bệnh hạn chế dùng kháng sinh mà dùng các biện pháp thủ công, con nào bị bệnh thì tách ngay.

Sau khi tuân thủ các kỹ thuật, quy trình nuôi ong, người nuôi ong có thể thu hoạch các sản phẩm từ ong rồi đem bán.

Cơ hội đến từ nuôi ong

Cơ hội đến từ nuôi ong
Cơ hội đến từ nuôi ong

Ở những nơi có diện tích rừng lớn, đặc biệt ở nông thôn là điều kiện thuận lợi để ổn định kinh tế từ nuôi ong. Nghề nuôi ong mẩ không cần đến nhiều nhân lực nhưng đem lại hiệu quả cao, ông Nguyễn Văn Linh chia sẻ mỗi năm thu về 200 triệu đồng từ việc bán ong giống và mật ong.

Có những nơi điều kiện khó khăn, và nuôi ong là kế sinh nhai của họ, nhờ đó họ có thể kiếm thêm thu nhập và ổn định kinh tế nhờ nuôi ong. Nuôi ong cũng cần đến sự tỉ mỉ, yêu nghề và đam mê mới gắn bó được dài lâu. Ông Hoàng Minh Tân:”Giá bán mỗi lít mật lúc bấy giờ là 30 ngàn đồng/lít, thấy hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng sắn, ông Tân bắt đầu nhân đàn, mở rộng quy mô và đến nay ông đã có 140 thùng ong.” (Nguồn: baovinhphuc). Trính trung bình 1 năm gia đình ông Tân thu lãi 100 – 150 triệu đồng.

Xem thêm: https://agri.vn/chan-nuoi-ech/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây