Cách nuôi cá lóc có lẽ vẫn đang khiến nhiều người chăn nuôi bối rối khi thị trường cá lóc những năm gần đây đang ngày càng đi lên và thu hút nhiều người chăn nuôi. Nhiều người nuôi trồng cá lóc vẫn chưa có hình dung sơ bộ về mô hình và sơ đồ cách nuôi cá lóc cũng như những đặc điểm của loài cá mang lại một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn này. Vậy bài viết hôm nay sẽ thêm vào sổ tay nhà nông của bạn những cách nuôi cá lóc vô cùng hiệu quả đấy.
Tìm hiểu về đặc điểm nhận dạng và sinh sản của cá lóc
Đặc điểm nhận dạng của cá lóc
Cá lóc (hay còn gọi là cá lóc đồng, cá quả) thuộc họ Cá Quả. Tuy được coi là loài cá ăn tạp nhưng cá lóc cũng là loài ăn thịt điển hình với bản tính hung dữ, nguồn thức ăn tự nhiên của cá lóc có các loại cá nhỏ tạp nham chiếm hơn nửa tỉ lệ, còn lại là tôm, tép nhỏ và các loài côn trùng, bọ dưới nước.
Cá lóc có đặc điểm bên ngoài đặc trưng dễ nhận biết với thân hình thuôn dài, da màu đen vàng phủ một lớp vảy ánh bạc trơn. Trên thân cá lóc có hoa văn đốm chấm xen lẫn hai màu.
Đặc điểm sinh sản của cá lóc
Cá lóc thường bắt đầu mùa sinh sản của mình khi được 1-2 tháng tuổi, trung bình nếu mùa vụ kéo dài 8-9 tháng thì từ tháng 4-8 sẽ là tháng sinh sản và cần đặc biệt chú tâm vào những giai đoạn đầu tiên.
Cá lóc thường lựa những ngày sau mưa rào và núp dưới các thực vật thủy sinh, chúng tập trung ở những nơi có nhiều bèo, tảo để bảo vệ mình và đảm bảo an toàn cho trứng.
Trứng đẻ ra cần một môi trường với nhiệt độ thích hợp, thông thường nhiệt độ mà cá lóc có thể chịu đựng thấp nhất là khoảng 20 độ và cao nhất thì có thể lên tới 40 độ C, nhưng nhiệt độ thích hợp đối với trứng mới đẻ thì nên duy trì trong khoảng 30 độ để đảm bảo đúng các giai đoạn. Trung bình sau 3 ngày thì trứng nở thành cá lóc con, nếu được cung cấp đủ điều kiện phát triển thích hợp thì sau 2-3 ngày là cá lóc có thể bắt đầu ăn thức ăn tự nhiên.
Cách nuôi cá lóc tổng hợp
Trước khi đi sâu vào các cách nuôi cá lóc cụ thể, ta phải nắm các giai đoạn cơ bản để chuẩn bị cho mọi hoạt động chăn nuôi trước nhé.
Trang bị cho ngôi nhà của cá lóc
Có rất nhiều kiểu môi trường cũng như phương cách nuôi cá lóc, nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là cách nuôi cá lóc trong ao.
Tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi của từng người hoặc hộ chăn nuôi mà loại hình lựa chọn để nuôi cá lóc rất đa dạng, ngoài nuôi thả cá lóc trong ao ra còn có các cách nuôi cá trong bể phủ bạt, hoặc trên ao đất.
Cách nuôi cá lóc trong ao thường sẽ đảm bảo về diện tích, mật độ nuôi trồng thoải mái hơn các loại hình khác cũng như tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên cho cá lóc phong phú, đa dạng.
Nhưng một số hộ chăn nuôi quyết định nuôi cá từ nền tảng chăn nuôi có sẵn từ điều kiện gia đình thì có thể chọn loại hình ao đất hoặc bể phủ bạt, bởi những cách nuôi cá lóc này không có quá nhiều yêu cầu về diện tích nuôi trồng, cũng như nhờ vào chăn nuôi số lượng nhỏ để quan sát kết quả từ từ và đánh giá song song với các điều kiện khác như thời tiết, nhiệt độ,… để quyết định hình thức và cách nuôi cá lóc lâu dài.
Dù là hình thức hay cách nuôi cá lóc trong ao hoặc trong ao đất thì đều phải lưu ý rằng, vị trí đất xung quanh ao không được nhiễm phèn hay ô nhiễm các nguồn kim loại, đất phải chắc chắn và có độ nghiêng vừa phải để xây hệ thống thoát nước có thể đảm bảo về sự làm sạch nước.
Người chăn nuôi cần chú trọng khâu vệ sinh để bảo vệ cá lóc của mình khỏi những vi sinh vật bất lợi hay mầm bệnh nguy hiểm nhưng cũng phải giữ lại những điều kiện tự nhiên có lợi cho loài cá lóc như nước ao đục mờ tự nhiên và có nhiều tảo, bèo.
Kỹ thuật chọn và chăm chút cá lóc giống cũng cần có bí quyết
Khi chọn mua cá giống nên chọn một bầy cá có kích cỡ đồng đều hoặc ít nhất không chênh lệch quá rõ rệt để tránh sự thất thoát cá từ phân đàn. Quan sát và chọn mua những con giống không mang mầm bệnh, yếu ớt hay xây xát.
Nên bắt đầu thả cá giống khi cá đạt kích thước khoảng 12cm và đạt khối lượng khoảng 20g/con; mật độ thả có thể là từ 20-30 con/m2. Tránh làm chênh lệch nhiệt độ cơ thể cá so với môi trường trong quá trình chuyển đổi môi trường sống để cá không bị chết.
Vệ sinh nơi chuẩn bị để thả cá bằng dung dịch muối nếu đó là ao, bể phủ bạt với tỉ lệ 2kg muối natri clorua cho 100 lít nước, thả cá vào tắm trước để diệt các mầm bệnh, sát khuẩn cho cá. Từ từ thả cá vào và nên bao cá lại trong vòng 20 phút để cá không bị sốc nhiệt dẫn đến thâm hụt số lượng.
Kỹ thuật cơ bản
Nuôi cá lóc không hề khó như nhiều người tưởng tượng, nhưng để chuẩn bị thật tốt và khai thác loài cá này hiệu quả, người chăn nuôi vẫn cần nắm rõ các giai đoạn nuôi trồng để đảm bảo năng suất cao.
Nguồn thức ăn
Nguồn thức ăn của cá lóc vô cùng đa dạng để người chăn nuôi có thể chọn lựa và lập kế hoạch dinh dưỡng.
Cá con mới lớn chưa thể cho ăn bừa bãi hay dùng các nguồn thức ăn không có kết hợp hợp lý vì đây là giai đoạn quan trọng để quyết định khả năng phát triển của cá. trong giai đoạn đầu, bên cạnh các loại cá tạp được cắt mịn, nên cho ăn kết hợp bột cám mịn và các hợp chất dinh dưỡng dành riêng cho cá lóc đồng con, bên cạnh đó có thể cho ăn xen lẫn sinh vật phù du.
Chú ý để có thể tăng dần lượng đạm có trong thức ăn cho cá.
Mùa vụ nuôi phù hợp
Nuôi cá lóc cần lưu ý không để mùa vụ trùng với những mùa vụ thu lúa tránh bị ô nhiễm nguồn nước và thất thoát cá.
Nếu có điều kiện đầy đủ thì có thể áp dụng hình thức nuôi quanh năm.
Có ba lựa chọn cho những người nuôi trồng cá lóc như sau. Nuôi cá từ tháng 4-5 và thu hoạch vào đầu tháng 9 đổ lại, đây là thời điểm đẹp nhất vì có nhiều nguồn thức ăn rẻ dễ tìm và nhiệt độ nuôi cá thích hợp.
Hoặc có thể bắt đầu mùa vụ ngay sau đó bắt đầu từ tháng 9 và thu hoạch trong tháng 12, lúc này cá có thể tìm nhiều nguồn thức ăn tự nhiên và có nhiều nguồn thức ăn phụ. Mùa vụ từ tháng Giêng đến tháng 7 là mùa vụ “bất đắc dĩ” đối với nhiều người nuôi trồng vì nhiệt độ không thích hợp cho cá phát triển và nguồn thức ăn khó tìm kiếm, đắt đỏ.
Chăm sóc cá cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây
Về phần thức ăn, nên tập cho cá quen dần với các nguồn thức ăn tự nhiên có tại địa phương cũng như các nguồn cá tạp thích hợp.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định cũng như lọc nước thường xuyên với tần suất 2-3 tuần/lần.
Định kỳ phải có kết hợp vitamin C và các loại khoáng chất cùng với thức ăn cho cá.
Khi chuẩn bị chuyển cá đi thì nên để cá nhịn đói 2-3 ngày trước ngày thu hoạch để cá không bị chết trong quá trình vận chuyển.
Vừa rồi chúng ta đã cùng tìm hiểu về một số kỹ thuật cơ bản để cách nuôi cá lóc của mình được cải thiện hoặc nâng cao hơn. Mỗi loại mô hình nuôi cá lóc sẽ có những kỹ thuật chi tiết khác, nhưng nắm trong tay những bí quyết nhỏ, cơ bản mà chắc chắn trên thì người nuôi trồng đã có thể chuẩn bị cho mình một đàn cá lóc làm giàu tiềm năng rồi. Chúc mọi người may mắn.