Kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng dễ dàng đến bất ngờ

0
2816
Kỹ thuật nuôi cá trê
Kỹ thuật nuôi cá trê
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Để hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá trê nhất là kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng, nói ra thì rất dài, dài đến mức tôi có thể viết cả 1 bài gần 4000 chữ . Tuy nhiên, hiểu rõ được quỹ thời gian eo hẹp mà mỗi người hiện có, đây sẽ là bài viết tổng quan hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng có hiệu quả.

Với kinh nghiệm nuôi trồng cá trê lâu năm của mình, tôi đảm bảo, bài viết sau dẫu ngắn gọn, súc tích nhưng vô cùng đầy đủ và đưa đến kết quả đáng mong đợi cho bà con.

Nội dung chính

Công tác chuẩn bị trong kỹ thuật nuôi cá trê

Kỹ thuật nuôi cá trê
Kỹ thuật nuôi cá trê cho hiệu quả cao

Muốn áp dụng kỹ thuật nuôi cá trê một cách có hiệu quả, bà con phải có công tác chuẩn bị kĩ càng chi tiết. Bao gồm công tác xây dựng bể cá, chuẩn bị nguồn thức ăn và quan trọng nhất chính là lựa chọn giống cá phù hợp để nuôi.

Về những vấn đề này, tôi nghiêm túc đề nghị bà con nghiên cứu kỹ những bài viết sau.

Góc cảnh báo: Nếu chỉ chú tâm vào kỹ thuật nuôi cá trê mà không có công tác chuẩn bị kĩ lưỡng thì kiểu gì cũng thất bại!

Hướng dẫn thả cá trê giống vào bể đúng cách, đúng thời điểm

Kỹ thuật nuôi cá trê cần thời điểm thả cá thích hợp

Thời điểm thích hợp nhất để thả cá trê là vào tháng 3 đến khoảng tháng 10 âm lịch. Thời gian này tiết trời ấm áp, đồng thời cũng là thời gian sau sinh của cá nên cá giống rất đa dạng về loại và đảm bảo về sức khỏe.

Ngoài ra, tỉ lệ sống của cá, kết quả của kỹ thuật nuôi cá trê phụ thuộc phần lớn vào quá trình thả cá giống. Do đó, bà con khi thả thì nên chọn thời điểm vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tiết trời đẹp, nhiệt độ vừa phải để cá thêm phần dễ thích nghi.

Để kỹ thuật nuôi cá trê đạt hiệu quả, tôi khuyên bà con nên chia cá nhà mình thành 2 đợt để thả. Đợt 1 sẽ rơi vào cuối tháng 3 âm lịch. Nên thả những con giống nặng khoảng 20g. Sau đó, cỡ vào đầu tháng 7 thì thu hoạch, biết tỉ lệ sống trong đợt này là 93%.

Sau khi kết thúc thu hoạch đợt 1, bà con vệ sinh bể chuẩn bị cho việc thả cá đợt 2. Lần này sẽ thả vào khoảng giữa tháng 7, tức từ khi thu hoạch đợt 1 đến khi thả cá lần 2 cách nhau nửa tháng. Lần này bạn nên thả những con giống chỉ nặng 18g và tỉ lệ sống của chúng sẽ là 81%. Vào cuối tháng 11 là có thể thu hoạch.

Việc chia thành hai đợt thả cá như vậy không chỉ cho cá tỉ lệ sống cao mà còn tăng năng suất sản xuất, gấp đôi sản lượng thu hoạch được trong một năm.

Kỹ thuật nuôi cá trê cần mật độ thả cá thích hợp

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bà con sẽ định lượng mật độ thả cá phù hợp với mình. Tuy nhiên, đối với các nông hộ nuôi cá làm nguồn thu thì nên nuôi với mật độ cao, 1m2 nên nuôi từ 30 đến 50 con tùy nguồn vốn.

Đặc biệt, khi nuôi trong bể xi măng, tuyệt đối không nuôi ghép hoặc nuôi đánh tỉa thả bù.

Xử lý mầm bệnh cho cá giống trước khi áp dụng kỹ thuật nuôi cá trê

Phần lớn đàn cá mắc các bệnh sau này đều do sức khỏe, tính trạng của con giống quyết định. Hãy đảm bảo rằng cá giống trước khi mang vào nuôi không mang theo bất cứ mầm bệnh nào vào trong bể.

Dưới đây là bảng hướng dẫn cách khử trùng cho cá để bà con tham khảo:

Nước muối loãng Thuốc tím Dung dịch CuSO4
Liều lượng/Nồng độ Hòa muối với nước nồng độ 2-3% Hòa loãng 1g thuốc với khoảng 50-100 lít nước sạch Hòa CuSO4 trong nước sạch với nồng độ 0,5-0,7g/m3
Thời gian cá tắm 5-10 phút 10-20 phút 20-30 phút

Kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng đơn giản, hiệu quả

Kỹ thuật nuôi cá trê đảm bảo dinh dưỡng cho cá

Kỹ thuật nuôi cá trê
Đảm bảo nguồn thức ăn cho cá

Bữa chính của cá sẽ vào buổi sáng và buổi chiều.

Vào khoảng 2 tuần đầu, kể từ khi thả cá, bà con nên băm nhỏ giun đất, trùn hoặc lòng mề cá, ruột sò điệp cho cá giống ăn. Hoặc xay mịn thêm bắp, gạo, mang đi nấu chín rồi trộn với cám khô cho cá ăn. Thời gian sau đó, bà con nên cho cá ăn viên nén tự làm (tôi đã nhắc đến ở công tác chuẩn bị) hoặc cám ngô ngâm nước (không cần nấu chín). Thường xuyên băm nhỏ cá tạp cho cá ăn.

Đảm bảo mỗi ngày đàn cá phải được nạp đủ lượng thức ăn bằng 10 – 15% trọng lượng đàn cá. Hoặc nếu sử dụng viên cám thì chỉ 5-7% là đủ.

Tháng nuôi  Lượng đạm cá cần (tỉ lệ % so với trọng lượng cơ thể)
Tháng nuôi đầu tiên 20 – 30%
Tháng nuôi thứ 2 10 – 20%
Tháng nuôi thứ 3 đến thu hoạch 10 -15%

Chỉ cho cá tập trung ăn cố định ở một chỗ và theo dõi cá trong vòng 2 tiếng ở mỗi bữa ăn. Thông qua quá trình quan sát, bà con nên gia giảm lượng thức ăn phù hợp cho đàn cá, đồng thời làm quen với tập tính ăn uống sinh hoạt của chúng. Nếu cá bỏ bữa hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên có biện pháp xử lí kịp thời.

Kỹ thuật nuôi cá trê tăng sức đề kháng cho cá

Mỗi tuần 1 lần, bổ sung thêm vào thức ăn của cá premix vitamin với liều lượng từ 1-2%. Đây là loại Vitamin tôi có hướng dẫn bà con trộn vào viên cám nén ở phần công tác chuẩn bị.

Phân loại cá để dễ dàng quản lý

Có sự phân loại cá sẽ giúp cá tránh được việc ẩu đả, xây xát không đáng có. Nếu không có sự phân loại, những con lớn sẽ ăn con bé, làm giảm năng suất và sản lượng sau thu hoạch.

Kiểm tra và xử lý nguồn nước nuôi cá 

Thay nước cho bể 1 lần 1 tuần, mỗi lần thay mới khoảng 1/3 so với mực nước ban đầu. Đảm bảo độ pH luôn ở mức cho phép. Nếu pH bị thấp dưới 5,5 thì rải thêm vôi bột. Liều lượng vôi bột cần là 0,5-1kg/50m3 nước.

Thu hoạch và xuất ra thị trường

Kỹ thuật nuôi cá trê
Kỹ thuật nuôi cá trê

Sau khi áp dụng kỹ thuật nuôi cá trê trong bể xi măng, bà con có thể thu hoạch sau 3-4 tháng và hoàn toàn có thể thu hoạch 2 lần/năm. Lợi nhuận sau thu hoạch giao động từ 25-30%. Đỉnh điểm có thể lên đến 45%.


Xem thêm: Các loại bệnh và cách phòng bệnh cho cá trê lai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây