Hoa sứ Thái được lòng nhiều người nhờ vẻ đẹp đặc biệt và đa dạng màu sắc, còn có hương thơm thoang thoảng. Sứ Thái có dáng và thân đẹp rất thích hợp để trồng theo kiểu bonsai. Sau đây là cách trồng hoa sứ Thái theo kiểu bonsai khiến mọi người trầm trồ. Cách trồng hoa sứ theo kiểu bonsai không khó, chỉ cần nắm vững các kỹ thuật sau đây là được.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sứ Thái bonsai đẹp ngất ngưởng
Hoa sứ Thái đã đẹp nhưng khi tạo dáng bonsai cho sứ lại càng đốn tim hội yêu hoa cảnh. Những chậu hoa sứ cùng những củ sứ to đẹp mắt, phía trên là những bông hoa khoe sắc, ngắm một lần là muốn ngắm cả đời. Không những vậy hoa sứ Thái còn mang hương thơm thoang thoảng nhưng vô cùng quyến rũ. Sứ Thái rất dễ trồng dễ chăm sóc, cách trồng hoa không khó nhưng lại cho ra tác phẩm cực kì đẹp. Chính vì vậy hoa sứ Thái luôn là nàng thơ của nhiều người, ai cũng mong sở hữu.
Sứ Thái thường trồng để trang trí trong nhà, ngoài ban công. Tóm lại sứ Thái thích hợp đặt trong mọi không gian, làm bừng sáng lên không gian nhà bạn rất nhiều. Sứ Thái rất phù hợp trồng ở Việt Nam, nhanh ra hoa và khả năng nhân giống nhanh, cách trồng hoa lại dễ
Cách trồng hoa sứ Thái bonsai đẹp
Điều kiện trồng
Đất: Tơi xốp, thoát nước tốt. Không dùng đất chua, nếu đất chua phải bón thêm phân lân, vôi. Có thể làm đất theo công thức 1 phù sa, đất thịt nhẹ, pha cát : 2 xơ dừa và trấu hun, chất hữu cơ. Phải sát khuẩn tránh nấm sinh sôi phát triển.
Ánh sáng: Cung cấp đủ ánh sáng cho cây vì sứ Thái ưa nắng.
Chậu trồng: Chậu phải đục lỗ thoát nước. Tùy điều kiện mà mua chậu có chất lượng và hình dáng khác nhau.
Nhiệt độ: Là đứa con của sa mạc nên có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt. Nhưng để cây phát triển tốt thì vẫn nên chăm sóc, cung cấp đủ độ ẩm và không đặt ở nơi có nhiệt độ quá khắc nghiệt.
Cách trồng hoa sứ Thái trong chậu
Để sở hữu chậu sứ Thái bonsai đẹp thì cách trồng hoa sứ tốt nhất là nên trồng bằng hạt. Vì khi đó sẽ có củ sứ và bộ rễ độc đáo có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Cách trồng hoa sứ bằng hạt rất đơn giản và không khó để thực hiện.
Cách trồng hoa sứ Thái bằng hạt
Xử lý hạt trước khi trồng
Hạt sứ có chùm lông ở 2 đầu, trước khi gieo nên rứt bỏ đi. Chọn lọc những hạt sứ tốt, đẹp để trồng. Có thể bảo quản hạt sứ trong tủ lạnh nhưng không nên để quá lâu. Sau đó đem phơi nắng 2, 3 ngày là có thể đem ươm.
Chuẩn bị trước khi gieo hạt
Chuẩn bị đất: Bước này rất quan trọng trong cách trồng hoa sứ Thái. Đất trồng sẽ tùy vào điều kiện và kinh nghiệm của mỗi người. Có người chỉ sử dụng phân làm đất ươm. Có người sẽ trộn đất với tro trấu, phân chuồng, xơ dừa theo tỉ lệ.
Ngâm hạt sứ: Ngâm trong nước ấm 40 – 50 độ C trước khi gieo hoặc ngâm trong nước lạnh khoảng 4 tiếng.
Gieo hạt vào khay
Nên gieo hạt vào khay có nhiều lỗ vì sau này dễ dàng di chuyển vào chậu trồng. Khay ươm có độ sâu 7cm. Cho đất ươm rồi bỏ hạt lên, lấp đất là hoàn thành. Không nên gieo hạt quá sâu. Sau 7 ngày thì hạt sẽ nảy mầm.
Sau khi gieo hạt
Khu vực ươm hạt nên thông thoáng, có mái che tránh mưa xuống làm xói mòn đất. Nên phun sương 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều. Giai đoạn này sứ cần độ ẩm cao nhưng chú ý không nên để cây bị úng nước. Khi cây non lên lá mới có thể cung cấp phân đạm kích thích tăng trưởng.
Sau 2 tháng là có thể bứng cây ra khỏi khay ươm và đem trồng riêng. Thân còn màu xanh là cây còn non, chưa nên trồng riêng. Thân màu xám là đã thích hợp để trồng riêng. Không nên trồng ở chậu to ngay mà phải trồng từ chậu nhỏ rồi chuyển sang chậu lớn để ta có thể kiểm soát rễ cây sứ tốt hơn.
Cách chăm sóc cây sứ Thái
Sau khi đã học hỏi cách trồng hoa sứ Thái thì không thể thiếu bước chăm sóc. Chăm sóc sứ Thái đơn giản qua các công việc tưới nước, bón phân…
Tưới nước: Cây sứ mới trồng không nên tưới quá nhiều nước. Chỉ tưới nước khi đất khô, mùa mưa tưới ít hơn.
Bón phân: Bón thúc hằng năm định kỳ bằng phân bón lá, phân NPK, phân vô cơ.
Sâu bệnh hại: Các bệnh thường gặp ở sứ Thái là bệnh rầy bông, bọ sứ, rệp, nhện đỏ, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vàng… Vì vậy nên thường xuyên kiểm tra, cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để cây luôn khỏe mạnh.
Cách làm củ sứ to
Tiêu chuẩn của cây sứ Thái bonsai đẹp là củ sứ luôn mập mạp, phình to hơn gốc. Hình dáng củ sứ thì có thể được sáng tạo độc đáo thành hình người, hình con thú.
Làm củ sứ to rất đơn giản, cần cung cấp đủ nước và dinh dưỡng, đất phải tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Không nên cắt cành mà chỉ bấm đọt. Giữ đất luôn ẩm và rễ cây không bị thối và thực hiện cách trồng hoa sứ tốt.
Kinh nghiệm bón phân làm củ sứ to: Sử dụng phân bón HVP 401N pha giảm 30% theo hướng dẫn, phun 15 ngày/lần kết hợp với bón gốc phân Kali đỏ, bón bằng cách cứ 4cm rải 1 hột kali 1,5 tháng/lần. Người chơi hoa có thể ngâm 5gr Kali với 10 lít nước trong thời gian 30p rồi tưới vào gốc. (Nguồn caydothi.com)
Sau khi học hỏi cách trồng hoa sứ thành công, có bộ rễ và củ sứ đẹp thì ta có thể tiến hành tạo dáng bonsai theo ý thích. Có nhiều dáng bonsai đẹp nhưng ấn tượng nhất là dáng Sứ té. Kỹ thuật uốn nắn bonsai cho hoa sứ không hề dễ và chỉ dành cho tay chơi hoa cảnh cừ khôi, trước khi thực hiện nên học hỏi kinh nghiệm cũng như kiến thức về cách tạo dáng bonsai. Cách trồng hoa sứ Thái không khó nếu người chơi hoa thật sự có đam mê.
Xem thêm: Cách trồng hoa giấy bằng cành