Hiệu quả từ mô hình nuôi cá trong ruộng lúa – tăng năng suất, cải thiện đời sống

0
6886
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Để hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững thì tìm kiếm phương pháp mới là rất cần thiết, điển hình là mô hình nuôi cá trong ruộng lúa đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả.

Nội dung chính

Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa và những điều cần biết

Mô hình nuôi cá trên ruộng có nhiều ưu điểm
Mô hình nuôi cá trên ruộng có nhiều ưu điểm

Phương pháp độc canh (chỉ trồng lúa hoặc chỉ nuôi cá) là phương pháp mà ai cũng biết và cũng làm. Nhưng để tăng hiệu quả kinh tế và đa dạng sản phẩm nông nghiệp hơn, người ta đã tìm đến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa, một hình thức nuôi kết hợp lúa – cá khá độc đáo và đem lại hiệu quả cao.

Kết quả cho thấy rằng mô hình nuôi cá kết hợp trồng lúa này đem lại nhiều lợi ích và đạt năng suất lúa cao hơn. Đặc biệt nông dân sẽ tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu diệt cỏ vì cá sục bùn tìm mồi ở đáy sẽ góp phần làm công việc diệt côn trùng, sâu bệnh hại, phân cá thải ra cũng là nguồn phân bón hữu cơ cho lúa.

Không những đem lại năng suất lúa mà cá cũng được nuôi tốt. Trồng lúa góp phần cung cấp thức ăn cho cá, lúa rụng cũng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cá. Cá nuôi ở ruộng sẽ chỉ sử dụng thức ăn từ thiên nhiên nên nông dán tiết kiệm chi phí, cá phát triển tốt.

Các phương thức nuôi chủ yếu trong mô hình nuôi cá – lúa

  • Mô hình nuôi cá – lúa xen canh: Nuôi cả lúa và cá trong cùng một thời vụ, việc thu hoạch cá sẽ được thực hiện sau khi gặt lúa
  • Mô hình nuôi cá – lúa luân canh: Sau một vụ lúa sẽ dâng nước để nuôi một vụ cá

Mỗi một phương thức đều có ưu điểm khác nhau:

Đối với mô hình nuôi cá – lúa xen canh sẽ giúp nông dân tăng năng suất và thu nhập trên cùng một diện tích, tận dụng được thức ăn và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên cách này chỉ thả cá mật độ thấp.
Đối với mô hình nuôi cá – lúa luân canh thì năng suất cao nhưng chi phí đầu tư cũng cao và đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật đúng đắn.

Cách thực hiện mô hình nuôi cá trong ruộng lúa

kỹ thuật nuôi cá trên ruộng
Kỹ thuật làm mô hình nuôi cá trồng lúa

Thời vụ nuôi

Nếu chủ động được nguồn nước thì có thể nuôi thả cá quanh năm. Nên tính toán để thu hoạch cá trước mùa đông để tránh rét, những vùng có lũ như Nam Bộ có thể tha nuôi vụ tiếp theo để thu hoạch vào năm sau.

Chọn địa điểm

Để thực hiện mô hình nuôi cá trong ruộng ta cần chọn những nơi có nguồn nước sạch và chủ động để cung cấp cho cá lẫn lúa, thoát nước tốt, nước có pH 7-8. Chọn đất đai sạch sẽ, có cơ cấu giữ nước và ít nhiễm phèn nhiễm mặn để cá, lúa đều sống được.

Chọn những nơi xa các nhà máy công nghiệp để tránh các chất thải hóa học từ những nơi đó sẽ làm hại đến cá, lúa. Ngoài ra chọn các địa điểm dễ đi lại để quản lý, chăm sóc nhưng không ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Ruộng nuôi

Diện tích từ 0,3ha trở lên tùy điều kiện của bà con. Có nhiều kiểu ruộng như: ao nuôi nằm giữa ruộng, mương bao và ao trữ,… Một ruộng cá – lúa tiêu chuẩn cần có:

Bờ bao quanh: Chân bờ rộng 1 – 2m, mặt bờ rộng 2 – 4m, bờ có chiều cao hơn mức nước lũ hằng năm, có thể trồng thêm các loại cây khác như đu đủ, mướp để tạo bóng mát

Mương bao: Chiếm khoảng 20 – 30% diện tích, cách bờ 0,5m tránh đất từ bờ lẫn xuống mương. Đáy mương rộng 1,5 – 2m, mặt mương rộng 2 – 3m và chiều cao của mương là 1 – 1,5m.

Ao trữ: Phải nằm tách biệt ở bên ngoài và thông với ao nuôi, ao trữ được xây để giữ cá lúc mới bắt về

Cống: Để dễ dàng thoát nước, công có thể làm bằng nhiều vật liệu như nhựa PVC, xi măng…tùy điều kiện.

Đăng tràn: Ruộng bậc thang sửa lại để nuôi cá cần làm đăng tràn để chắn giữ, vật liệu làm đăng tràn thường bằng tre, sau khi cắm xuống đất có chiều cao cao hơn mức nước cao nhất 0,2 – 0,3m.

Chuẩn bị ruộng nuôi

Ruộng nuôi trong mô hình nuôi cá - lúa
Ruộng nuôi trong mô hình nuôi cá – lúa

Không chỉ mô hình nuôi cá trên ruộng mà khi làm ruộng thì công tác chuẩn bị là rất quan trọng. Trước tiên cần phải xử lý các tác nhân gây hại như côn trùng, sên…để cho lúa và cá phát triển tốt. Cần lấp các hang, hố mọi, dọn cỏ xung quanh bờ và bón vôi bờ ao rồi phơi ao 2 – 3 ngày.

Cho nước vào ruộng vài ngày rồi tháo cạn, bắt hết những loài cá tạp và địch hại của cá. Làm sạch cỏ và san phẳng đáy mương.

Chọn giống lúa

Để thực hiện mô hình nuôi cá trồng lúa, chọn những giống có khả năng chống chịu tốt như MTL – 159, MTL – 141, MTL – 149 IR60820-81-2-1, IR64,…

Chọn giống thả cá

Các loại cá thích hợp trong mô hình nuôi cá trên ruộng lúa là:

  • Cá sặc rằn
  • Cá tai tượng
  • Cá mè vinh
  • Cá rô phi
  • Cá chép
  • Cá hường
  • Cá trắm cỏ

Chọn những con cá nhanh nhẹn, bơi giỏi, không bệnh tật, mật độ thả 100 – 150 con/m2. Cách thả: Trước khi thả cần ngâm bao cá trong nước, thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Thời gian sạ lúa và thả cá

  • Sạ lúa: Có 2 vụ là hè – thu và đông – xuân
  • Thả cá: Sớm hơn sạ lúa vài ngày sẽ có lợi hơn

Chăm sóc và quản lý trong mô hình nuôi cá – trồng lúa

Chăm sóc cá

Thức ăn cho cá

Trong mô hình nuôi cá – trồng lúa tuy cá có thể ăn lúa rụng nhưng cũng cần đảm bảo thức ăn cho cá để cá phát triển tốt. Có thể cung cấp thức ăn công nghiệp được phối trộn theo tỷ lệ nhất định và kết hợp thức ăn viên và thức ăn xanh. Mỗi vùng cho cá ăn những loại thức ăn khác nhau:

Đồng bằng Bắc Bộ và Trung du miền núi: Cám gạo, rau cỏ dại băm nhỏ, phân gia súc, ốc, giun nghiền…
Tây Nam Bộ và Đồng bằng SCL: Cho cá ăn thức ăn tươi, thức ăn chế biến, thức ăn viên…

Cách tự chế biến thức ăn cho cá

  • Thức ăn viên: Chuẩn bị nguyên liệu thức ăn để phối trộn lại với nước cho có độ ẩm, cho vào máy ép viên rồi sấy khô phơi nắng
  • Thức ăn lên men: Dùng các thức ăn nấu chín, cấy giống nấm men rồi ủ kín 3 – 5 ngày. Cách này thức ăn không bảo quan được lâu

Cách cho cá ăn

Cho cá ăn trong mô hình nuôi cá - lúa
Cho cá ăn trong mô hình nuôi cá – lúa

Thời gian đầu nên cho ăn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, khi cá lớn bổ sung thức ăn tinh như cám trộn với ốc, cua xay nhỏ. Lượng thức ăn thay đổi theo tháng nuôi: Hai tháng đầu cho ăn 5% khối lượng cá, tháng sau giảm còn 3%. Cần theo dõi cá ăn để điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp.

Khi ao cá bị bẩn nên giảm ăn và thay nước, nếu sử dụng thuốc ta cần dồn cá xuống mương vài ngày, cho cá ăn bằng cách rải thức ăn lên mặt nước.

Điều tiết nước khi nuôi cá

Giai đoạn đầu thả cá cũng là lúc sạ, cần giữ cá dưới mương sau khi cấy lúa được 40 – 50 ngày thì dâng nước để cá kiếm ăn. Trong thời gian chăm sóc nên duy trì mực nước thích hợp cho lúa nhưng phải hợp lí tránh ảnh hưởng đến cá. Sau khi thu hoạch lúa nên cấp nước cho cá phát triển.

Thu hoạch cá

Nếu xen canh thì thu hoạch cùng một lúc với thu hoạch lúa. Nếu luân canh thì thu tỉa cá đạt thương phẩm, giữ một số dưới mương, khi thực hiện trồng lúa vụ tiếp theo thì ta cho cá xuống ruộng nuôi trở lại.

Cá thịt đạt kích cỡ trung bình từ 0,15- 0,4kg sau một vụ sẽ thu hoạch; nếu nuôi 2 vụ thì thu hoạch cá từ 0,3- 0,6kg hoặc lớn hơn.

Bơm nước hạ dần mức nước để cá tập trung ở mương bao, lấy lưới kéo cá lại, số còn lại tát cạn rồi thu hoạch bằng tay.

Chăm sóc cây lúa

chăm sóc lúa
Chăm sóc lúa trong mô hình nuôi cá – lúa

Ruộng nuôi cá – lúa không khác gì ruộng nuôi thông thường, cần làm đất, bón vôi, chăm sóc lúa…như bình thường. Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh, khi phát hiện sâu bệnh phải dồn cá xuống mương để phun thuốc cho lúa.

Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây lúa

Trước khi phun phải tích nước trong mương
Sử dụng thuốc an toàn, phun vào sáng sớm sương chưa tan
Chọn loại thuốc ít độc hại cho cá

Quản lý nước

Thường xuyên thay nước, thay nước khi phát hiện nước có mùi hôi và cặn bẩn, chỉ thay khoảng 20 – 30% nếu không cá sẽ bị sốc. Vào những lúc giao mùa hay mưa bão, cần bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa, dọn cỏ quanh bờ.

Cần cải tạo ruộng, dọn sạch rơm rạ, thay nước khi có màu xanh hay xám để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước.


Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cá trồng lúa cần theo dõi tình hình bệnh của cá lẫn lúa để phát hiện và phòng trị kịp thời. Mô hình nuôi cá trồng lúa sẽ đem lại năng suất lúa cao hơn cũng như tăng thêm thu nhập, đa dạng sản phẩm trên cùng một diện tích. Chúc bà con thành công!

Xem thêm: Mô hình nuôi cá lóc giống trong ao 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây