Hiểu rõ những đặc điểm, tập tính sau của tôm càng xanh để chăn nuôi có hiệu quả

0
4352
Đặc tính sinh thái của tôm càng xanh
Đặc tính sinh thái của tôm càng xanh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tôm càng xanh đã và đang ngày càng thu hút người nuôi bởi những đặc tính có lợi mà nó mang lại như giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định, rủi ro thấp và phù hợp với nhiều hình thức chăn nuôi kết hợp. Hãy tìm hiểu những tập tính, đặc điểm sinh thái sau đây của tôm càng xanh để có thể chăn nuôi một cách hiệu quả, cho năng suất cao.

Nội dung chính

Sự phân bố của tôm càng xanh

Tôm càng xanh phân bố trên sông
Tôm càng xanh phân bố trên sông

Tôm càng xanh nước ngọt phân bố khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới.
Hiện nay được biết có trên 100 loài tôm càng xanh, trong đó hơn một phần tư số này có ở châu Mỹ.
Chúng có mặt hầu hết ở các vùng nước ngọt nội địa như sông, hồ, mương ao, đầm lầy,… cũng như các vùng cửa sông. Đa số các loài đều cần có nước lợ cho các giai đoạn biến thái của ấu trùng.

Nhiều loài thích nghi môi trường nước trong, nhiều loài khác gặp trong điều kiện nước rất đục như tôm càng xanh M. rosenbergii.
Một số đất nước không có tôm càng xanh phân bố trong tự nhiên như Pháp, Mỹ, Đài Loan hiện đã di giống về nuôi trong tự nhiên. Tôm càng xanh thường sinh sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng chủ yếu là vùng Nam và Đông Nam Á, một phần của Đại Tây Dương và một số bán đảo ở Thái Bình Dương.

Tôm càng xanh phân bố ở nhiều thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông, rạch, ruộng lúa…) kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới, tôm thường phân bố ở Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ đặc biệt là các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tập tính ăn

Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tạp và ăn tầng đáy, dùng nhiều loài động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến  tảo sợi kể cả chất thối rữa hữu cơ, và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm kiếm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, dùng râu quét ngang, dọc phía trước hướng di chuyển.

Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn, đưa chân hàm và từ từ đưa vào miệng.

Tôm có hàm trên và dưới cấu tạo bằng chất kitin nên nghiền được nhiều loại thức ăn cứng như nhuyễn thể…
Trong quá trình tìm thức ăn tôm có tính tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh đuổi tôm nhỏ.

Môi trường sống

Môi trường sống của tôm càng xanh
Môi trường sống của tôm càng xanh

pH: mức pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 6.5-8.5, ngoài khoảng nay tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng kém, pH dưới 5 tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ. Khi gặp môi trường có độ pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, mang và các phụ bộ bị lở loét, bơi chậm chạp và chết sau đó.

Nhiệt độ: tôm càng xanh thích nghi với biên độ nhiêt rộng từ 18-34oC, nhiệt độ tốt nhất là 26-31oC, ngoài phạm vi nhiệt độ này tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác.

Oxy hòa tan: môi trường phải có oxy hòa tan > 3 mg/l, dưới mức nầy tôm hoạt động yếu, tập trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Nếu hàm lượng oxy vượt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn, cản trở lưu thông máu).

Ánh sáng: Tôm thích sánh sáng vừa phải, cường độ thich hợp nhất là 400 lux. Ánh sáng cao sẽ hạn chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày khi có ánh sáng cao tôm xuống đáy thủy vực ẩn trú, ban đêm hoạt động kiếm mồi tích cực. Tôm không ưa ánh sáng có cường độ cao nhưng lại có tính hướng quang vào ban đêm, khi có luồng sáng thì tôm sẽ tập trung lại, và tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.

Nồng độ muối: Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0-16%o, tôm trưỏng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển.

Sinh sản

Phân biệt tôm càng xanh cái và đực
Phân biệt tôm càng xanh cái và đực

Có thể phân biệt tôm đực và cái dễ dàng thông qua đặc điểm, hình dạng bên ngoài của chúng.

Tôm đực có kích thước lớn hơn, đầu ngực to hơn và khoang bụng hẹp hơn tôm cái.

Đôi càng thứ hai to, dài và thô.

Ở con đực có nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng thứ hai.
Nhánh phụ đực xuất hiện ở giai đoạn ấu niên khi tôm đạt kích cỡ 30mm và hoàn chỉnh khi tôm đạt 70mm. Ngoài ra, ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất còn có điểm cứng.

Tôm cái thường có kích cỡ nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực nhỏ và đôi càng thon. Tôm có 3 tấm bụng đầu tiên rộng và dài tạo thành khoang bụng rộng làm buồng ấp trứng.

Cơ quan sinh dục của con đực gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút. Đôi tinh sào ngoằn ngoèo nằm giữa lưng của giáp đầu ngực nối với ống dẫn tinh đi từ trước tim dọc sang hai bên viền sau của giáp đầu ngực và đổ vào đầu mút nằm ở đốt coxa của chân ngực thứ 5.

Xem thêm: Bí kíp kích thích tôm lột xác, bạn biết chưa?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây