Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Đơn Giản Nhất

0
1706
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bồ câu Pháp là giống thịt nổi tiếng, mỗi năm một cặp có thể đẻ từ 8 – 9 lứa, khối lượng chim ra ràng (28 ngày tuổi) đạt 530-580g/con, khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu nước ta, tỷ lệ sống đạt 94-99%. Chúng tôi muốn giới thiệu đến bà con quy trình kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp. Nội dung chủ đề sẽ được chia sẻ trong bài viết ngay dưới đây.

  1. Nội dung chính

    Chọn giống

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế.

Bạn cần dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định để chọn giống chim bồ câu Pháp
Bạn cần dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định để chọn giống chim bồ câu Pháp  

– Tiêu chuẩn con giống:

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

+ Chim đạt từ 4-5 tháng.

– Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình:

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

  1. Chuồng nuôi và thiết bị nuôi

  • Chuồng nuôi

Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa.

+ Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm

+ Chuồng nuôi quần thể(  Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi): Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái). Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2

+ Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi): Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2.

Chuồng nuôi là hệ thống không thể thiếu để quy trình nuôi chim bồ câu đạt chuẩn
Chuồng nuôi là hệ thống không thể thiếu để quy trình nuôi chim bồ câu đạt chuẩn
  • Thiết bị nuôi

+ Ổ đẻ: Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.

Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên.

+ Kích thước của ổ: Đường kính: 20-25cm; Chiều cao: 7-8 cm

Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

+ Chế độ chiếu sáng: Chuồng trại chăn nuôi phải thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.

  1. Nước uống

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày.

Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

Chim bồ câu Pháp có nhu cầu nước uống không quá lớn
Chim bồ câu Pháp có nhu cầu nước uống không quá lớn
  1. Chăm sóc và nuôi dưỡng

4.1 Thời kỳ đẻ và ấp trứng

  • Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ.
  • Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng.
  • Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ)
  • -Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ.

4.2 Thời kỳ nuôi con

  • Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần)
  • Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào.

4.3 Thời kỳ nuôi vỗ béo

  • Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo.
  • Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%)
  • Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1
  • Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính.

4.4 Thời kỳ chim dò

  • Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi.
  • Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.
  1. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim

Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

Thức ăn cho chim bồ câu Pháp chủ yếu là các hạt thực vật
Thức ăn cho chim bồ câu Pháp chủ yếu là các hạt thực vật

+ Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tơng,…Riêng đỗ tương hàm lượng chất béo nhiều nên cho ăn ít hơn và phải được rang trước khi cho chim ăn.

+ Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,..trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

  1. Phòng và trị bệnh

  • Thực hiện cho chim ăn sạch, uống sạch.
  • Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim, cần làm vệ sinh và tiêu độc theo định kỳ.
  • Khi có dịch xảy ra: Phát hiện sớm chim bệnh để cách ly điều trị hoặc xử lý, tránh lây nhiễm cho đàn chim.
  • Tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn chim trưởng thành khi có vacxin phòng bệnh giả lao.

Bạn đừng quên liên hệ đến trung tâm tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ cung cấp thêm thông tin về kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây