Rau ngót có vùng miền gọi là cây bồ ngót còn tên khoa học là Sauropus Androgynus. Các gia đình sử dụng để nấu canh với thịt hoặc tôm giúp thanh mát cơ thể, nhuận tràng, bổ huyết,…. Trong rau bồ ngót (rau ngót) có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C bổ dưỡng, đặc biệt nhất là chất đạm với các Amoni Axit đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Rau ngót cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng có các mẹ sau khi sinh. Rau ngót có thể trồng bằng cành của chúng mà không cần phải vất vả đi tìm mua hạt giống. Sau đây Agri.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc cách trồng rau ngót bằng cành tại nhà một cách đơn giản nhất.
-
Tính chất của rau ngót như thế nào?
Để trồng được rau ngót không có gì là khó, loại rau này không kén đất, chỗ nào cũng trồng được và dễ sống. Bởi vậy, đa số bà con thường trồng nó quanh giếng, dọc các bờ rào, các lối đi,…
-
Làm đất trồng rau ngót như thế nào?
Tính chất rau ngót có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện thời tiết những rau ngót phát triển tốt ở nơi ẩm ướt và đặc biệt là vào mùa mưa. Rau ngót có thể sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhiều mùn, độ ẩm cao
Khi trồng rau ngót không nhất thiết phải làm đất kĩ, chỉ cần cào xới đất tơi xốp và bón lót phân chuồng ủ mục hoặc các loại phân Đạm, phân Lân, Phân KaLi để giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở giai đoạn đầu
Nếu trồng rau ngót trong thùng xốp hoặc trong chậu thì cần phải sử dụng là thùng có chiều sâu và đổ đầy đất vào thùng để trồng cây
-
Cách trồng rau ngót trong thùng xốp, chậu, đất trống
Rau ngót sinh trưởng tốt nhất ở những nơi đất có nhiều mùn, có độ ẩm cao.
Rau này thường được trồng bằng thân. Ta chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm.
Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn rộng 20-25cm và sâu 10-15cm. Mỗi rãnh nên cách nhau khoảng 40-50cm để có lối đi vào khi hái lá.
Sau khi cắm cành, ta phải giữ ẩm cho đất. Sau khoản 10-15 ngày, phần hom bắt đầu mọc rễ và nảy chồi.
Vì là cây ăn lá nên cây rau ngót cần lượng đạm và lần nhiều. Trong khi lượng kali chỉ cần ít là đủ.
-
Cách chăm sóc rau ngót sau khi trồng
Khi cây được 40-50cm thì có thể tiến hành thu hoạch, ta cắt cách gốc 10-15cm. Cây sẽ lại đâm chồi tiếp, lúc này cần bón thêm nước tiểu pha loãng hoặc dung dịch urê 1%. Ta phải luôn tưới ẩm cho đất nhưng cũng cần xới xáo để cho đất được thông thoáng.
Rau ngót sinh trưởng rất nhanh và ít sâu bệnh, cứ 20-25 ngày là có thể hái rau ăn. Với một luống rau ngót được trồng có thể cho thu hoạch liên tiếp trong vòng vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây rau ngót: Do trồng rau ngót với quy mô hộ gia đình nên chúng ta hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật . Thường xuyên chăm sóc phát hiện và cắt tỉa những lá sâu, vàng để hạn chế sâu bệnh.
-
Cách thu hoạch rau ngót
Rau ngót sau khi trồng khoảng 2 tháng thì có thể thu hoạch được, lúc này bạn hãy cắt ngang các nhánh cây hoặc chỉ tuốt lá. Rau ngót cho thu hoạch liên tục, cứ cách 15-20 ngày cây sẽ cho lá non mới để thu hoạch.
Sau mỗi đợt thu hoạch, bạn nên xới gốc, cắt tỉa các nhánh cây già tạo thông thoáng cho vườn. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung phân cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Với một cây thân gỗ như rau ngót thì bạn có thể duy trì cây trong vòng 4 hay 5 năm đều được.
Rau ngót ngoài chế biến món canh trong bữa ăn còn được dùng làm thuốc để chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, viêm phổi, ban sởi, sốt cao, bí tiểu, tiêu độc… Vì vậy, mỗi gia đình đều nên trồng rau ngót tại nhà để ăn và làm thuốc khi cần. Nếu bạn không có thời gian để trồng một vườn rau ngót nói riêng và các loại rau sạch nói chung, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!