Với dáng vóc to lớn, thuộc loài chim chạy và có tốc độ 65km/giờ. Nuôi đà điểu được thực hiện trên khắp thế giới, mô hình nuôi loài chim chạy này cũng rất phát triển ở nước ta vì đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sau đây là kỹ thuật chăn nuôi cũng như chăm sóc đà điểu giúp nhà nông tránh hao hụt, đà điểu khỏe mạnh và được giá.
Nội dung chính
Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu hiệu quả
Tiêu chuẩn làm chuồng nuôi trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
Chuồng nuôi thiết kế ở vị trí thoáng mát, thoát nước tốt, đông ấm hạ mát và cách xa khu dân cư, đô thị, những nơi ồn ào nhiều khói bụi. Chuồng nuôi phải được thiết kế gồm: chuồng nuôi và sân chơi. Sân chơi dài 50m để đà điểu tự do hoạt động. Nếu nuôi đà điểu sinh sản phải bố trí thêm ổ đẻ.
Thảm lót và chất độn chuồng trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
Trong 1 đến 2 tuần đầu nền được lót bằng thảm mềm để đà điểu thoải mái đi lại. Tuần thứ 3 trở đi dùng trấu, phoi bào để lót nền. Nếu nền cứng sẽ khiến đà điểu hao hụt vì mắc phải các bệnh về xương khớp
Nhiệt độ và độ ẩm trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
Đây là các yếu tố quan trọng và quyết định trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu đặc biệt đối với đà điểu con, vì lúc này con non chưa hoàn thiện cơ quan điều phối nhiệt nên phải giữ ấm trong quá trình úm vịt và đảm bảo duy trì nhiệt độ từ 32 – 33 độ C.
Kỹ thuật úm đà điểu trong 3 tháng đầu
Mật độ nuôi đà điểu: Từ mới sinh đến 1 tháng tuổi nuôi 20 – 25 con/quây úm có diện tích 8 – 12m vuông.
Trong 2 ngày đầu tiên khi chuyển con non đến chuồng úm nên giữ ánh sáng 24/24 cho đà điểu vì ánh sáng rất quan trọng cho con non mới nở. Sau đó giảm dần xuống từ 18 đến 16 giờ.
Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng hợp lý thì cho đà điểu ra sân chơi để vận động và tắm nắng khi đã 20 ngày tuổi. Thời gian thả tăng từ từ và diện tích nố rộng dần theo từng ngày.
Đà điểu 2 ngày tuổi thường chỉ ngủ dưới đèn sưởi, ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn. Phải để sẵn thức ăn nếu không chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì mà nó nhặt được có hại cho hệ tiêu hóa của chúng. Nên cho thêm vào thức ăn một chút thuốc úm gà con để tăng sức đề kháng cho đà điểu vì đà điểu thuộc lớp chim, có thể mắc các bệnh như gia cầm.
Khi vận chuyển đà điểu non từ phòng ấp sang phòng úm nên bổ sung thêm đường gluco cho chúng. Bổ dung thêm canxi giúp phát triển xương và hạn chế các bệnh liên quan đến xươnh.
Đà điểu không có tuyến nhờn để bôi trơn lông chính vì thế lông dễ bị ướt dẫn đến cảm lạnh khi gặp mưa nên chú ý lùa đà điểu vào khi trời mưa.
Thức ăn trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu hiệu quả
Trong những tháng đầu có thể sử dụng cám viên gia cầm giúp đà điểu ăn không rô vãi và bổ sung thêm rau xanh như xà lách, rau muống. Thức ăn trong kỹ thuật chăn nuôi đà điểu phải đảm bảo là thức ăn mới không ôi mốc.
Khi lớn hơn khoảng 3 tháng trở đi ta có thể cho thức ăn có sẵn như ngô, thóc, cám, bột cá, đậu tương… Và bổ sung thêm cỏ xanh. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước ấm. Để dễ dàng chế biến và trộn phối thức ăn, người chăn nuôi cần chuẩn bị các thiết bị như máy băm cỏ, máy ép viên, máy băm nghiền đa năng…
Để chế biến thức ăn cho đà điểu. Từ 1 – 30 ngày tuổi ta cho ăn 6 lần/ngày. Và giảm dần cho đến khi 31 – 60 ngày tuổi chỉ còn 4 lần/ngày và 61 – 90 ngày tuổi chỉ có ăn 2 đến 3 lần.
Máng ăn dùng chậu nhựa, cao su không vót nhọn tránh làm đà điểu bị thương. Máng uống có thể sử dụng chậu nhựa, chậu nhôm rộng để đà điểu dễ uống. Hai máng đặt xa nhau cho đà điểu dễ vận động.
Tổng kết kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
Đà điểu có thể mắc các bệnh ở gà, vịt chính vì vậy phải thường xuyển kiểm tra và dọn dẹp chuồng nuôi, theo dõi bệnh tình, khi phát hiện ra bệnh thì phải chữa trị và cách ly gấp. Khi đà điểu chết thì phải xử lý sạch sẽ tránh lây lan mầm bệnh qua những con khỏe mạnh. Trên đây là kỹ thuật chăn nuôi đà điểu toàn diện, kỹ thuật chăn nuôi đà điểu không khó mà cũng không dễ, chỉ cần tuân thủ phương pháp thì sẽ đạt hiệu quả, ổn định đầu ra.
Xem thêm: Nghề nuôi chim công