Ngoài việc được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon thì quả cam còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường thể lực, tăng cường thị lực, chống ung thư, kháng viêm, tốt cho da, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa cảm cúm…nếu bà con nông dân đang muốn tự trồng cho mình một vườn cam sai trĩu quả. Nội dung kỹ thuật trồng cây cam trong bài viết này sẽ là điều không thể bỏ lỡ.
Đất trồng
Cây cam có thể trồng ở nhiều loại đất từ đất thung lũng, đất phù sa cổ, đất đồi mới khai hoang, đất phù sa, đất bồi…Loại đất phù hợp nhất là đất thịt, nhiều mùn, thoát nước tốt, mực nước ngầm dưới 1m. Tầng đất canh tác dày khoảng 0,8 – 1m, độ pH từ 5 – 7.
Trước khi trồng nên bón lót phân chuồng hoai mục, vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Chọn giống và trồng cam
Hiện nay trên thị trường có những giống cam như cam sành, cam Cao Phong, canh Vinh, cam Xoàn… Bạn có thể lựa chọn giống tùy điều kiện và sở thích.
Cam thường được nhân giống bằng hạt, chiết cành hoặc ghép cành. Loại chiết cành cây sẽ mau ra trái nhưng tuổi thọ kém, bộ rễ yếu. Cây ghép khỏe mạnh hơn, tuổi thọ lâu, bộ rễ phát triển khỏe mạnh hơn. Trồng bằng hạt cây sẽ lâu ra trái và năng suất thường kém hơn.
Thời điểm trồng cam sành thích hợp nhất là vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 4 – 5 Dương lịch) hoặc trồng vào cuối mùa mưa nếu có điều kiện tưới nước (Tháng 9 – 10 Dương lịch).
Khi trồng cam đào hố kích thước 40 x 40 x 40cm hoặc 60 x 60 x 60cm, vùng đồi núi cao cần đào hố có kích thước lớn hơn 70 x 70 x 70cm. Khoảng cách trồng cam 4 x 5m, cam chiết trồng với khoảng cách 3 x 3m.
Khi trồng dùng cuốc đào một lỗ lớn hơn bầu một chút ở giữa hố, đặt bầu cây vào, dùng chân nén nhẹ đất xung quanh gốc, cắm cọc để cố định cây, tránh gió lay động rễ, cây dễ chết. Nếu trồng mùa khô, sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm.
Sau khi trồng tưới nước ngay, sau đó 3 – 5 ngày tiếp tục tưới nước, giữ ẩm cho cây trong thời gian 1 tháng đầu tiên để cây mau chóng đâm rễ mới.
Kỹ thuật chăm sóc cây cam
Tưới nước
Cần tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với các tỉnh miền núi thời tiết thường khô hạn, cần tưới nước cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.
Áp dụng phương pháp tưới thẩm thấu hoặc tưới phun mưa. Nếu chủ động được về lượng nước tưới cho cây thì tháo nước vào các rãnh nông để cho nước ngấm vào cây một này thì tháo nước cạn đi là phương pháp tốt nhất.
Tỉa cành, tỉa hoa
Khi cây ra nhiều cành cần phải cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh hại nhằm tạo tán cho cây giúp cây thông thoáng cây sẽ phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Việc tỉa cành cần phải làm mỗi năm sau mỗi vụ thu hái quả.
Vào thời kì cam ra nụ, quả non cần phải loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp, chỉ để lại những quả trên cành đối xứng nhau bởi cam là loại cây trồng ra rất nhiều hoa mỗi vụ mà tỉ lệ đậu quả thường không cao. Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng. Cần mua các chất điều hòa sinh trưởng này ở những cửa hàng uy tín.
Cắt tỉa những lá cam già và yếu
Cần chú ý tỉa cành, tỉa lá cho cây thường. Cắt tỉa lá già, lá yếu và các lá bị bệnh nhằm mục đích làm cho sâu bệnh hại cây không có chỗ sinh sôi nảy nở và không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi các lá bị sâu bệnh, các lá già yếu sắp hỏng. Cần thực hiện cắt bỏ những cành Cam sum xuê xung quanh gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ, yếu để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận được ánh sáng, lượng chất dinh dưỡng tối đa để đạt được năng suất tốt nhất.
Phương pháp làm giảm thời gian cho cây
Cam ra hoa và nhanh đậu quả: Đây là phương pháp giúp thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch ngắn, không tốn nhiều thời gian chăm sóc cho cây. Cần hạn chế tưới nước cho cây, cắt bỏ toàn bộ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây. Cần thường xuyên chú ý khi thấy hiện tượng cây bắt đầu ra những nụ hoa bé xíu thì thực hiện tưới nước liên tục 2 ngày liền, đảm bảo trong hai ngày này cây đạt dộ ẩm tối đa. Khi Cam đã đậu quả với kích thước bằng đầu đũa cần cung cấp thêm phân NPK với liều lượng 0,5kg/cây cho cây giúp quả nhanh lớn.
Bón phân
Cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân suốt thời kì trồng cây. Nhất là khi cây đậu hoa và quả.Lượng phân bón tùy thuộc vào giống, khí hậu, đất trồng để bón sao cho phù hợp.
Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ
-
Sâu vẽ bùa
Là loại sâu chuyên gây hại lá làm ảnh hưởng đến chồi non của cây, đến khi cây ra hoa, quả thường bị rụng. Cần phòng trừ sâu bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây kết hợp cùng với dầu khoáng để tăng hiệu quả diệt sâu bùa vẽ.
-
Bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốc
Biểu hiện đặc trưng là sẽ thấy những chất nàu vàng đục trên thân cây. Cần diệt trừ bằng cách bắt xén tóc diệt trừ và loại bỏ cành héo.
-
Bọ xít, rầy, rệp
Khi thấy hiện tượng cây xuất hiện quá nhiều rệp, bọ xít cần phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây để diệt chúng, tránh để rệp lan ra những cây xung quanh, thấy cành cam bị sâu bệnh hại quá nhiều cần cắt bỏ ngay.
-
Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn
Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trong, lâu dần những vết vàng đó đậm dần rồi hoá nâu, bề mặt cây sần sùi. Biện pháp phòng trừ là: bỏ và tiêu huỷ các phần bị bệnh và phun định kỳ các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non để phòng tránh tránh bệnh.
Chúng tôi rất vui vì được chia sẻ đến bà con nông dân kỹ thuật trồng cây cam mà mình tổng hợp được. Mong rằng với thông tin này, bà con nông dân có thể dễ dàng tìm thấy cho mình mô hình trồng cam năng suất cao. Cảm ơn bà con nông dân đã quan tâm theo dõi bài viết.