Kỹ thuật trồng cây Đương Quy – Dược liệu quý giá

0
1698
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Đương Quy là một trong những thảo dược quý giá có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với nhiều công dụng cho sức khỏe, chúng được trồng đại trà ở Việt Nam trong những năm gần đây. Để hiểu thêm về loại thảo dược này cũng như kỹ thuật trồng cây Đương Quy, mời các bạn xem qua trong bài viết sau.

  1. Nội dung chính

    Gieo trồng ở vườn ươm

– Chọn khu đất tốt, khuất gió, tơi xốp, nhiều mùn, tiện tưới tiêu, tiện đường vận chuyển. Tiến hành cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ sau đó lên luống từ 1 – 2 m, luống cao 27 – 30cm, rãnh rộng 25 – 30 cm để tiện chăm sóc đi lại.

– Dùng phân chuồng hoai mục ủ kỹ với phân lân để bón lót, lượng bón 3 – 5 tấn/ha; supe lân 200 kg/ha.

– Hạt giống trước khi gieo phải phơi nắng nhẹ, sau đó ngâm ủ với nước nóng (1 sôi, 3 lạnh), nhiệt độ 27 – 30 độ, ngâm 1 ngày đêm vớt ra để ráo rồi đem gieo.

– Lượng hạt cần gieo: 60 – 75 kg/ha, gieo vãi hoặc hàng theo luống. Sau khi gieo phủ 1 lớp bột dày 1,5cm và phủ rơm rạ bên trên.

– Chăm sóc vườn ươm:

+ Cây cao 1,5cm cần bỏ bớt lớp rơm rạ bên trên.

+ Cây cao 3cm bỏ toàn bộ lớp rơm rạ.

+ Cây cao 7cm làm cỏ lần thứ nhất sau đó cứ 5 – 7 ngày làm cỏ liên tục, chú ý luôn bảo đảm sạch cỏ để cây con không bị lấn át sinh trưởng mà phát triển tốt.

+ Thời kỳ này không nên bón thúc cho cây, giữ cho cây sinh trưởng cân đối, việc chậm ra hoa là điều kiện thuận lợi cho cây Đương quy.

  1. Chọn vùng trồng và quản lý đất trồng

2.1. Quản lý đất trồng:

– Vùng trồng xa khu dân cư, cách xa các khu công nghiệp lân cận, không có khả năng rủi ro về lây chuyền ôi nhiễm đất.

– Thành phần đất được đánh giá, đạt yêu cầu cho trồng cây dược liệu theo tiêu chí GAP.

2.2. Nguồn nước và quản lý nước tưới

– Sử dụng cho sau thu hoạch và chế biến đều dùng nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng đã được đánh giá đạt yêu cầu cho sử dụng, không có nguy cơ rủi do gây ôi nhiễm đất.

– Nước tiêu khu trồng trọt và nước thải của khu công nghiệp chế biến không được sử dụng lại vào vùng sản xuất dược liệu.

  1. Giống và kỹ thuật nhân giống

– Giống đang được trồng phổ biến là giống nhập nội từ Nhật Bản.

– Hiện nay để có cây giống Đương quy trồng trong sản xuất có thể sử dụng 2 phương pháp:

+ Gieo thẳng hạt ra ruộng sản xuất.

+ Gieo hạt trong bầu hoặc vườn ươm để ươm cây con, sau đó đem cây con ra trồng ở ruộng sản xuất.

Lưu ý: Trước khi gieo cũng phải tiến hành chọn lọc, phơi lại hạt giống và thử sức nảy mầm đạt > hoặc bằng 70% mới đem gieo. Tùy theo tỷ lệ nảy nầm cao hay thấp sẽ có lượng hạt giống gieo thích hợp: Gieo thẳng thường khoảng 4 – 4,5 kg/ha, gieo vào bầu khoảng 2 – 2,5 kg/ha.

  1. Kỹ thuật trồng cây Đương Quy

4.1. Chế độ luân canh hoặc xen canh

– Công thức luân canh phổ biến thường là:

+ Đương quy – lúa mùa sớm – Đương quy.

+ Đương quy – đậu tương hè thu –  Đương quy.

+ Đương quy – Bỏ hóa – Đương quy.

4.2. Thời vụ gieo trồng

– Vùng núi cao: Thời vụ gieo trồng thích hợp vào tháng 9 – 10, thu hoạch dược liệu vào tháng 11 – 12 năm sau.

– Vùng đồng bằng: Thời vụ gieo trồng thích hợp vào đầu tháng 10, thu hoạch dược liệu vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm sau.

4.3. Kỹ thuật trồng và kỹ thuật làm đất

– Là loại cây trồng không trồng liên canh được, xong vụ trồng Đương quy nên chuyển trồng đậu, khoai tây, lúa mỳ… sau 2, 3 năm luân canh mới trồng lại. Nếu trồng Đương quy liên tiếp thì chất lượng và sản lượng dược liệu giảm thấp.

– Đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, cày chia luống khoảng 1,4m , tiếp tục lên luống sơ bộ, rải đều lượng phân chuồng, tro bếp, phân lân lên mặt luống, tiếp tục lên luống lấp kín phân lót, chiều cao của luống cần đạt được 30 – 35cm, mặt luống rộng 90 – 95cm.

– Đất trồng Đương quy cần chọn đất tốt, cát pha (hoặc thịt nhẹ) tơi xốp nhiều mùn, tưới tiêu nước thuận tiện, pH đất 5,5 – 6.

  1. Kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 25 tấn, phân đạm ure 543kg, phân lân supe 625 kg, lân sunphat 250kg, tro bếp 2.000 – 2.500 kg/ha.

Cách bón:

– Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + phân lân + tro bếp.

– Phân thúc: Phân đạm và kali bón vào 5 lần.

+ Lần 1: Khi cây có 5 lá bón 50 kg đạm ure/ha.

+ Lần 2: Khi cây có 7 lá bón 80 kg đạm ure/ha.

+ Lần 3: Khi cây có 9 lá bón 110 kg đạm ure/ha.

+ Lần 4: Khi cây có 11 lá bón 140 kg đạm ure + 125 kg kali sunphat/ha.

+ Lần 5: Khi cây có 13 lá bón nốt số đạm và kali còn lại (163 kg ure + 125 kg kali sunphat/ha).

  1. Mật độ và khoảng cách trồng

Đương quy có thể chọn một trong các mật độ khoảng cách gieo trồng sau đây:

– Mật độ 33 vạn cây/ha với khoảng cách 20 x 15cm – 1 cây.

– Mật độ 25 vạn cây/ha với khoảng cách 20 x 20cm – 1 cây.

– Mật độ 20 vạn cây/ha với khoảng cách 20 x 25cm – 1 cây.

– Mật độ 40 vạn cây/ha với khoảng cách 10 x 25cm – 1 cây.

  1. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng

– Tỉa dặm cây (đối với phương thức gieo thẳng trên ruộng): Thường tỉa dặm cây 2 – 3 lần vào lúc cây có 3 lá, 5 lá, và 7 lá.

– Làm cỏ, vun xới, xới xáo: Thường kết hợp làm cỏ xới xáo với các lần bón thúc. Số lần làm cỏ tuy có thể ít hơn nhưng phải đảm bảo ruộng luôn luôn sạch cỏ.

– Vun xới: Cần bón nhiều phân vào thời kỳ giữa và cuối, tốt nhất bằng phân khô dầu bón vào cạnh gốc và vun đất lên. Cần tỉa bỏ những cây đâm chồi nhiều, và cây gầy guộc, loại bỏ lá già vùi xuống đất làm phân.

– Tưới nước qua 1 đêm, sau đó tháo nước khô kiệt. Nếu thời gian khô hạn kéo dài, có thể 18 – 20 ngày tưới ngấm 1 lần.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây