Kỹ Thuật Trồng Cây Vải Cho Năng Suất Vượt Trội Qua Nhiều Năm

0
1136
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trái Vải luôn được người Việt biết đến với hương vị ngọt thanh mát, có giá trị kinh tế cao. Không những vậy, mô hình trồng vải còn có thể kết hợp với nghề nuôi ong để thu mật. Cây Vải khi già còn là nguồn cung cấp gỗ rất tốt. Cũng chính vì những lợi ích mà cây vải đem lại, nó đã được nhiều nhà nông quan tâm và lựa chọn làm mô hình trồng trọt chính. Bà con đã nắm rõ kỹ thuật trồng cây Vải cho năng suất cao chưa? Nội dung bài viết sẽ giúp bà con có thêm thông tin về loại cây ăn trái này.

Nội dung chính

Điều kiện sinh sống

Cây Vải có khả năng thích ứng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, là loại cây sinh sống lâu năm. Vải có bộ rễ phát triển rất mạnh, khả năng chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng.

Điểm đặc biệt của loại cây ăn trái này là hoàn toàn không kén đất trồng. cây Vải thích hợp sinh sống trong điều kiện môi trường mát mẻ, khô ráo và có nắng.

Cây vải thiều có khả năng sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau
Cây vải thiều có khả năng sinh sống trong nhiều môi trường khác nhau 

Chọn đất

Dù cây Vải không kén chọn loại đất trồng nhưng muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt thì đất vẫn cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như:

  • Tầng đất dày.
  • Khả năng thoát nước của đất tốt.

Thời vụ trồng

Thông thường cây Vải thiều sẽ được trồng vào 2 mùa vụ chính trong năm là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân để trồng cây Vải thường sẽ bắt đầu từ tháng 3 – 4, vụ thu sẽ bắt đầu từ tháng 8 – 9 hàng năm. Khoảng cách trồng giữa các cây Vải thường sẽ là 6m x 4m

Kỹ thuật trồng cây vải

 Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng

Bà con nên chọn đất trồng cây Vải là những vùng đất cao có độ bằng phẳng. Khi bề mặt đất trũng thấp thì cần lên luống để giúp cây giống sau khi trồng có thể thoát nước tốt hơn.

Đất trồng cây Vải cần được làm sạch cỏ dại, cày xới tơi xốp, khử chua và khử kim loại nặng.

Đào hố trồng

So với việc trồng những loại cây ăn trái khác, hố trồng Vải thiều không có gì quá khác biệt. Kích thước tối ưu nhất cho hố trồng cây Vải là: 80 x 80 x 100cm.

Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng cây Vải phụ thuộc vào diện tích vườn, chế độ dinh dưỡng cũng như điều kiện khí hậu. Khoảng cách trồng cây Vải được áp dụng phổ biến hiện nay là 7m x 7m.

Khoảng cách trồng giữa các cây vải không nên quá dày nhưng cũng không cần quá thưa
Khoảng cách trồng giữa các cây vải không nên quá dày nhưng cũng không cần quá thưa

 Giống trồng

Giống Vải được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là Vải thiều Thanh Hòa. Để chọn lựa được cây giống khỏe mạnh, bà con nông dân cần dựa vào những yếu tố như:

Bộ rễ của cây giống to, khỏe, phát triển mạnh mẽ.

Thân cây khỏe mạnh, tán rộng.

Trên cây Vải giống không có dấu hiệu bị sâu bệnh.

Đào hố và bón phân lót

Việc đào hố và bón lót cần thực hiện trước 30 ngày đặt cây giống xuống hố. đất tốt, giàu dinh dưỡng thì đào hố kích thước tối thiểu được khuyến cáo. Với đất trồng ít dinh dưỡng, khô cằn thì kích thước hố sẽ lớn hơn.

Loại phân dùng để bón lót cho hố trồng cây Vải là: 30kg phân chuồng, 1kg phân Super Lân, 1kg vôi bột. Tất cả những loại phân bón này được trộn đều với lớp đất mặt và lấp đến mặt hố. Lớp đất phía trên sẽ được đắp thành bồng xung quanh hố.

Cách trồng

Khi bà con đã chuẩn bị xong đất trồng, ngay chính giữa hố sẽ đào 1 lỗ nhỏ để đặt cây giống. Với bầu đất đang nuôi cây giống, dùng dao sắc để cắt bỏ lớp bọc nilon bên ngoài. đặt cây vào bên trong lỗ nhỏ giữa hố và lấp đất, nén chặt đất. để rễ cây không bị gió làm lung lay gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, người trồng cây có thể dùng cọc để cố định thân cây.

Cây giống sau khi trồng xong cần được tưới nước ngay để cung cấp đủ độ ẩm giúp bộ rễ nhanh bén đất.

Phòng trừ sâu bệnh

 Bọ xít

Loại bọ này thường phát triển mạnh mẽ vào khoảng tháng 3 – 4 khiến quả bị rung non. Người trồng cây có thể thường xuyên đi thăm vườn và tiến hành rung cây để bọ xít rụng xuống, bắt và tiêu diệt. Trong trường hợp bọ phát triển mạnh, không thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công thì bà con có thể dùng Drotox, Bi 58 nồng độ 0,1-0,7 %, Dipterex nồng độ 1% để phun.

Bọ xít là loại côn trùng thường xuyên tấn công cây vải
Bọ xít là loại côn trùng thường xuyên tấn công cây vải

Sâu đục cành

Loại sâu trưởng thành là do xén tóc đẻ trứng lên cành tạo thành. Sâu non sẽ đục các cành để lấy dinh dưỡng, lâu dần khiến cành khô và gãy. Biện pháp thủ công để diệt sâu đục cành là dùng gai mây hay dây thép mảnh đâm vào trong những lỗ sâu đục. Hoặc bà con nông dân cũng có thể sử dụng thuốc padan 15 SP, nồng độ 30-40gr/ 10 lít nước nhỏ vào lỗ sâu đục.

Nhện 4 chân

Nhện thường dùng miệng của chúng để chích hút mặt bên dưới lá Vải. Cách tốt nhất để diệt trừ bệnh là ngắt lá bị nhện tấn công đem đi đốt. Hoặc bà con cũng có thể sử dụng ortors nồng độ phun 0,05-0,1 %, Bi 58 nồng độ phun 0,1%.

Chúng tôi rất vui vì được chia sẻ đến bà con thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng cây Vải. Bà con có thể lưu lại thông tin để áp dụng vào thực tế, nâng cao năng suất cho vườn vải của mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây