Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Mít thái

0
4585
Kỹ thuật trồng chăm sóc mít thái
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cây mít thái là giống mít dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, không sử dụng thuốc bảo thực vật nhưng lại cho năng suất cao. Múi mít to vàng ươm và có độ giòn ngọt dịu. Cùng Agri tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây Mít thái này nhé!

Nội dung chính

Kỹ thuật trồng cây Mít thái

1. Đất trồng

Ở Việt Nam có thể trồng mít ở hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài. Nơi trồng mít phải có đủ nước tưới để cây sinh trưởng và phát triển.

Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao vững vàng và phải Lên luống cao 30 – 80cm, tùy cao độ và rộng 1,3 – 1,5m. Đồng thời tạo rãnh rộng 30 – 40cm để chống úng vào mùa mưa.

Phơi ải hố 5 – 7 ngày mới tiến hành bón lót phân và lấp đất. Khi lấp hố đưa lớp đất mặt xuống đáy, lớp đất đáy trộn đều với phân bón lấp bên trên. Lưu ý khi trồng không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Tùy thuộc vào độ dốc mà đào hố trồng cây như sau:

– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Đào hố sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.

– Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần đào hố có kích thước 40 x 40 x 40cm.

– Độ dốc cao hơn 7%, đào hố kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg phân super lân, 10kg phân chuồng hoặc xơ dừa, vỏ đậu, trấu mục…

2. Chuẩn bị cây giống

Chọn cây giống ghép trong bầu túi PE kích thước 11 x 25cm. Chiều cao cây tối thiểu 35 – 40cm. Đường kính gốc ghép 0,5cm. Cây sinh trưởng khỏe. Không sâu bệnh. Không gãy ngọn, không vàng úa lá.

3. Mật độ trồng

Trồng dầy: Khoảng cách: Cây cách cây 5m; hàng cách hàng 6m.

Trồng thưa: Cây cách cây 6m; hàng cách hàng 7m.

Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay,người dân có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng, nhờ đó giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn. Sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.

4. Cách trồng cây mít thái:

Xé bỏ vỏ túi nilon bao bầu. Cắt bỏ phần rễ cọc bị xoắn trong bầu (nếu có). Dùng cuốc khơi miệng hố đủ để đặt bầu cây, lấp đất, nén nhẹ, cắm cọc níu giữ cho cây giống thẳng. Tưới ẩm, tủ gốc bằng rơm, rạ, trấu, mùn cưa. Chú ý, khi trồng cần xoay mắt ghép hướng về chiều gió chính để tránh bị tách chồi ghép.

Chăm sóc cây Mít thái

Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, chất lượng tốt phần chăm sóc đặc biệt quan trọng. Chăm sóc cây mít không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm.

Cách chăm sóc Mít  chia ra làm hai thời kỳ:  thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm – khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định và thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau.

Thời ký thứ 2 là thời kỳ cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những biến động thị trường. Quá trình này liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến.

Đậy gốc giữ ẩm

Khi trồng xong phải dùng các vật liệu sẵn có như rơm rạ để đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại. ĐỒng thời chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.

Tưới tiêu nước

Tháng đầu sau khi trồng, khí hậu nóng bức khô hạn cần tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

Lưu ý: Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ. Người dân cần kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng cho vườn,

Xử lý cỏ

Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m.

Ở vùng cao, đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất. Cuối mùa mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất.

Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

Cắt tỉa tạo tán

– Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau. Cần loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, cành tăm, cành mọc không đúng hướng, cành ăn hại. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên. Khi cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong. Điều này giúp cây tập trung dinh dưỡng và lấy lại sức sau một mùa bội thu.

– Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính. Chỉ giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên.  Giữ các cành mọc theo các hướng khác nhau tạo độ đồng đều cho tán. Cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3… cho cây vừa đẹp vừa thoáng.

Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm giúp cây mít thái tập trung dinh dưỡng phát triển những cành nhánh cần thiết. Nhờ đó, giúp cây mít thái tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ.

Bón phân

Phân hữu cơ: Gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác, xơ dừa hay trấu mục ủ hoai… dùng bón cho cây giúp tơi xốp đất, là môi trường tốt cho vi sinh vật có lợi hoạt động phân hủy vật chất hữu cơ tạo thành chất mùn cung cấp cho cây.

Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.

Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.

Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)

Năm thứ nhất: Bón lót trước trồng 0,3 – 0,5kg vôi bột + 3kg phân gia cầm hoặc 5kg bã thải hầm biogas. Bón thúc 2 lần (sau trồng 1 tháng và sau trồng 3 tháng). Mỗi lần bón 0,3kg Lân supe + 0,3kg NPK Đầu trâu 20-10-15+TE. Tạo rãnh phân sâu 30cm rộng 20cmx20cm.

Năm thứ 2: Bón phân 2 lần vào tháng 5 và tháng 11. Lượng bón 1 lần/ 1 gốc: 3kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg NPK Đầu trâu 20-10-15-TE. Tạo rãnh phân sâu 80cm rộng 25cm x 20cm

Từ năm thứ 3: Bón theo nhu cầu của cây, cây khỏe bón ít cây yếu bón nhiều. Trung bình mỗi gốc bón 5-9kg phân gia cầm + 0,5kg vôi bột + 0,5-0,7kg Kali clorua hoặc 5kg phân hữu cơ vi sinh + 1,5kg NPK Đầu trâu 16-16-8. Bón khi cây chuẩn bị ra trái và sau thu hoạch quả lứa đầu. Bón phân theo rãnh đào dưới hình chiếu tán cây và lấp đất kín.

Phòng trừ sâu bệnh trên cây mít thái

* Sâu đục thân: Sâu đẻ trứng lên các lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Cây bị sâu đục thân sẽ cuất hiệnmùn gỗ sâu đùn ra từ lỗ thân, gốc.

Dùng thuốc Regent 800 EG hoặc Furadan 3H nhào trộn với đất vườn bít kín lỗ sâu đùn. Định kỳ 10 ngày/ 1 lần phun Diệp lục trừ sâu (sử dụng thuốc không lo quá liều và không cần thời gian cách ly).

* Sâu đục trái: Làm quả mít non rụng. Sâu thường hại các vị trí tiếp giáp giữa quả với quả và quả với thân cây. Không nên sử dụng thuốc BVTV để phun phòng trừ. Tốt nhất bao quả sớm bằng túi nilon ngay sau khi cây kết thúc rụng quả sinh lý.

* Ruồi đục quả: Ruồ thường đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn quả. Cách tối ưu: sử dụng túi nilon trắng (có đục lỗ thoát hơi nước) bao quả. Kết hợp định kỳ phun Diệp lục trừ sâu.

 Giai đoạn thu hoạch

cây mít thái

Sau khi trồng 3 năm, cây mít tháisẽ bắt đầu cho quả. Từ khi ra hoa đến trái già khoảng 5 tháng. Quả mít già các gai quả sẽ nở căng, vỏ quả chuyển từ màu xanh non sang xanh vàng. Có nhựa mủ lỏng và trong, vỗ tay vào mặt quả có tiếng bộp bộp. Nếu vận chuyển đi xa thì thu quả già. Nếu thu quả ăn ngay thì đợi cho quả có mùi thơm. Thu quả quá sớm, quả còn non sẽ kém chất lượng. Thu quá muộn dễ bị thối quả.

Nguồn: evt.vnua.edu.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây