Kỹ thuật trồng chuối lùn đạt hiệu quả kinh tế cao

0
2073
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chuối lùn là loại trái cây phổ biến và được nhiều người sử dụng. Chúng có nhiều dinh dưỡng, thơm ngon và rất dễ ăn. Nhờ vào đặc tính dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc mà lại thu nhập cao nên nhiều địa phương lựa chọn chuối lùn là cây trồng chủ lực. Mặc dù dễ trồng nhưng nếu không biết cách, vườn chuối cũng không đạt năng suất cao. Vì vậy bạn cần xem qua bài viết sau để biết được kỹ thuật trồng chuối lùn hiệu quả nhé.

Vườn canh tác xen kẽ cây chuối lùn
Vườn canh tác xen kẽ cây chuối lùn 
  1. Nội dung chính

    Thời vụ trồng chuối lùn

Chuối lùn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất bạn nên trồng vào khoảng tháng 3 – tháng 4. Đây là thời gian lý tưởng và thuận lợi nhất để cây phát triển. Nếu bắt đầu trồng vào tháng 3, bạn có thể kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Từ đó, nhà vườn có thể bán giá cao hơn và đáp ứng nhu cầu lớn từ người dùng.

  1. Chọn giống chuối lùn

Khâu chọn giống khá quan trọng. Vì bạn phải canh chuối ra trái trước Tết nên cần chuẩn bị giống tốt.

Tiêu chuẩn chọn cây giống như sau: Lựa chọn cây con có chiều cao từ 70cm trở lên với khoảng 6 lá mầm. Tìm mua cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tốt nhất là cây thứ 2, thứ 3 từ cây mẹ đã trổ buồng. Không nên chọn cây quá non, chưa trổ buồng vì cây này lớp rễ mỏng, dễ bị đuối sức và mất năng suất về sau.

Khi chọn lựa được giống đạt tiêu chuẩn thì bạn dùng dụng cụ đào toàn bộ rễ của cây con lên. Sau đó, dùng dao cắt bớt rễ và lá cây con (chỉ để 1 lá non trên ngọn) rồi mang đi trồng. Cây được gọt tỉa sẽ hấp thụ ít nước hơn và tránh bị gió lay ngã. Tạo điều kiện thuận lời cho việc chăm sóc, tưới tiêu.

Lưu ý, khi vừa cắt tỉa cây giống xong, nên đưa cây vào bóng râm từ 1- 2 ngày để cây ổn định và liền vết thương.

  1. Làm hố trồng cây

Những mầm giống sau khi được lựa chọn xong, bước tiếp theo là bạn làm hố để trồng cây.

Chuẩn bị đất trồng

Lựa chọn đất vùng cao như đồi núi để trồng chuối. Các vùng thấp thường ngập nước khiến cây dễ bị thối rễ. Nếu trồng ở đất phù sa, bạn nên đào rảnh 2 bên để thoát nước.

Quá trình đào hố:

  • Đối với đất đồi thấp, đào ô đất rộng 80cm và sâu 30cm
  • Đối với đất đồi cao, đào ô đất rộng 1,5m và sâu 50cm

Quy trình trồng cây

  • Mật độ trồng cây cách nhau từ 2 – 3m
  • Khi bắt đầu trồng, dùng cuốc và xẻng lấp đất lên một lớp dày 30cm. Sau đó moi 1 hốc ở giữa với bán kính 15cm rồi đặt cây chuối con vào.
  • Vun đất thật chặt quanh gốc rồi tưới nước để đất siết lại, cây chuối sẽ không bị gió lay ngã hoặc mọc xiên vẹo sau này.

Quy trình bón lót

  • Sau khi trồng chuối xong, bón lót mỗi gốc khoảng 200g phân tổng hợp và 1 ít phân ủ mục. Điều này giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng để phát triển sau này.
  • Cách bón: Bạn đào 1 rãnh vòng quanh gốc và rắc phân vào. Bón xong thì dùng cuốc lấp kín phân lại. Điều này giúp phân không bị bốc hơi khi gặp mặt trời và tạo môi trường dinh dưỡng cho cây hấp thụ.
  • Cuối cùng, dùng 1 lớp rơm rạ hoặc bạt mỏng phủ lên nhằm tạo độ ẩm cho cây phát triển. Khi rơm mục cũng tạo thành 1 lớp phân hữu cơ trong đất. Bạn nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
  1. Chăm sóc cây chuối lùn

Chăm sóc cây chuối lùn cũng khá quan trọng. Nếu như kỹ lưỡng, vườn chuối nhà bạn sẽ cho năng suất cao, cây mọc đều và tránh bị sâu bệnh phá hoại. Các bước chăm sóc chuối như sau:

  • Giữ mầm cây: Khi trồng chuối lùn, bạn nên tỉa bớt các mầm rìa và giữ lại 1 mầm chính cho cây phát triển. Thường xuyên cắt tỉa các mầm mới để tránh cây phân tán dinh dưỡng.
  • Cách tỉa mầm khá đơn giản, bạn cắt sát gốc mầm mới mọc rồi dùng mũi dao nhọn khoét 1 lỗ tròn ngay ngọn để diệt mầm đó. Lưu ý không nên đào gốc lên vì dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
  • Tỉa bỏ lá già: Lá già hoặc khô là môi trường thuận lợi để sâu bệnh phát triển. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá già. Tốt nhất nên mang lá già đi đốt hoặc làm phân.
  • Bẻ bắp, tỉa quả: Sau khi cây chuối ra buồng và trổ hoa. Lúc này ta bắt đầu bẻ bắp và tỉa quả. Phần đáy buồng là bi chuối (hoa đực). Hoa đực không có nhiều tác dụng nên cần được loại bỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa bỏ phần quả nhỏ không phát triển ở đáy buồng để cây tập trung nuôi các quả còn lại.
Phải thường xuyên chú ý, nếu thấy có lá khô, lá vàng, ta dùng dao cắt bỏ
Phải thường xuyên chú ý, nếu thấy có lá khô, lá vàng, ta dùng dao cắt bỏ

Công việc tỉa nải nên thực hiện vào lúc khô ráo, mát mẻ (thích hợp nhất là vào chiều tối). Hạn chế tỉa nải vào trời mưa để tránh mất nhựa, ảnh hưởng đến chất lượng của buồng chuối.

  • Làm cây chống buồng chuối: Cây chuối phát triển khá nhanh, vì vậy bạn cần phải làm cây chống cho buồng chuối để chúng không bị lay đỗ khi gặp giông bão. Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 2 cột tre chắc khỏe rồi buộc chéo với nhau bằng dây thép cứng. Đưa cây chống dựng vào thân và đầu buồng chuối để giảm sức nặng cho cây. Sau đó dùng dây buộc cố định vào thân cây. Như vậy, buồng chuối sẽ giảm sức nặng đang gánh và không bị gãy.
  1. Thu hoạch chuối lùn

Thời gian trồng cho đến khi thu hoạch xong là khoảng 10 tháng. Bắt đầu từ tháng thứ 5 là cây bắt đầu trổ buồng. và sau 4 – 5 tháng có thể thu hoạch được. Lúc này bạn nên kiểm tra nải cuối của buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả to tròn là có thể bắt đầu thu hoạch được.

Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.

Trên đây là kỹ thuật trồng chuối lùn đạt năng suất cao. Bà con có thể áp dụng vào vườn chuối nhà mình để có vụ mùa tốt nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây