Năng suất cải thiện với kỹ thuật trồng cam sành chuẩn chỉnh

0
2114
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cam sành là một trong những loại trái cây được sử dụng phổ biến tại nước ta vì nó chứa hàm lượng Vitamin C cao. Nhu cầu sử dụng cam sành trong chế biến đồ uống, thức ăn cũng ngày một nhiều hơn. Bạn muốn sở hữu một vườn cam sành cho năng suất tốt? Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng cam sành chuẩn nhất. Bạn còn nhiều vấn đề thắc mắc trong kỹ thuật trồng cam sành thì đừng vội bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé.

Nội dung chính

Những điều cần chuẩn bị trước khi trồng cam sành

Nếu bạn không muốn mất quá nhiều thời gian cho việc tưới tiêu, thời điểm phù hợp nhất để trồng cây là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Hoặc bạn cũng có thể chọn trồng cây vào cuối mùa mưa.

Cam sành là loại trái cây được tiêu thụ nhiều hiện nay
Cam sành là loại trái cây được tiêu thụ nhiều hiện nay

Hiện tại, giống cây cam sành trên thị trường thường có 2 loại chính đó là: Cấy ghép hoặc chiết cành.

  • Cây chiết cành: Bộ rễ yếu, tuổi thọ cây không cao nhưng nhanh cho trái.
  • Cây ghép: Cây cam sành ghép sẽ có bộ rễ phát triển mạnh và tuổi thọ lâu dài nhưng thời gian cho trái sẽ chậm hơn.

Cam sành không phải là loại cây quá khó tính nên việc lựa chọn đất trồng, điều kiện khí hậu sẽ không yêu cày quá nhiều.

Kỹ thuật trồng cam sành cho năng suất cao

Cam sành không cần những tiêu chuẩn quá khắt khe về điều kiện trồng và chăm sóc. Tuy nhiên nếu bạn muốn cây trồng khỏe mạnh, sống lâu và cho năng suất trái cao, chất lượng trái tốt. Bạn cần nắm rõ những kỹ thuật trồng cam sành cơ bản nhất như:

  1. Tiến hành trồng cây

Hồ trồng cây bạn cần chuẩn bị trước đó 1 tháng, kích thước mỗi hố tối thiểu là 60x60x60. Trong mỗi hố, lượng phân chuồng đã được ủ hoai dùng để bón sẽ khoảng 30kg. Đồng thời, trong hố trồng nên được bổ sung vôi bột, phân Kali và phân Lân.

Trước khi trồng cam sành cần bón phân lót cho các hố trồng
Trước khi trồng cam sành cần bón phân lót cho các hố trồng

Sau khi đặt bầu cây vào giữa hố trồng thì bạn sẽ vun nhẹ đất vào phần gốc cây. Bạn lưu ý cắm cọc cố định cho cây để phòng trường hợp gãy đổ do thời tiết. nếu cây được trồng vào mùa khô thì trên bề mặt đất không thể nào thiếu một lớp rơm để giữ lại độ ẩm cho đất.

  1. Chăm sóc cây ngay sau khi trồng

Cây cam sành cần được tưới đủ nước khi mới trồng, đặc biệt là trong mùa khô. Để hạn chế tình trạng cỏ dại xuất hiện thì bạn có thể phù rơm rạ lên bề mặt đất trồng.

Bạn cần lưu ý đến việc tỉa cành cho cây cam sành và trồng thêm cây chắn gió để bảo vệ cây trước những biến đổi bất thường của thời tiết.

Cây cam sành cần được bón phân như thế nào?

  • Trong năm đầu

Cây sau khi trồng được 1 tháng thì đã có thể bón thúc, lúc này lượng dinh dưỡng mà cây cần đó là đạm pha loãng.

  • Năm thứ 2 và thứ 3

Trong giai đoạn này, cây cam sành sẽ nhận được 4 lần bón thúc cho một năm.

  • Năm thứ 3 trở đi

Tỉ lệ phân bón của cây cam sành trong giai đoạn này không có gì thay đổi, tuy nhiên số lượng thì cần được tăng lên để cây có thể nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Lượng phân bón cho cây cam sành trong mỗi giai đoạn sẽ không giống nhau
Lượng phân bón cho cây cam sành trong mỗi giai đoạn sẽ không giống nhau

Cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cam sành

  1. Sâu vẽ bùa

Loại sâu này thường sẽ đục lá khiến bề mặt lá xuất hiện những đường ngoằn ngoèo. Lâu dần cây chảy hết mủ và chết. Để khắc phục bạn cần loại bỏ những cành bị sâu nặng kết hợp bón phân hợp lý theo đúng thời gian, tỷ lệ.

  1. Sâu đục thân, cành

Loại sâu này sẽ đục rỗng thân cây, làm khô nhựa sống. Bạn cần loại bỏ những cành bị bệnh nặng và dùng thuốc sâu đổ vào hang của sâu đục lỗ để tiêu diệt chúng.

  1. Nhện đỏ, nhện trắng

Nhện đỏ và nhện trắng cũng là một trong những loại sâu khiến cho cây cám kém phát triển, cho năng suất không cao.

Để loại bỏ tình trạng nhệ đỏ, nhện trắng phá hoại mùa màng thì bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc đặc trị nhện.

Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản cam sành

Cam sành có thể thu hoạch khi diện tích phần vỏ bên ngoài có đến 30% đã chuyển sang màu vàng. Bạn cần chú ý thu hoạch đúng mùa vụ của cây để tạo điều kiện phân hóa mầm tốt. Cam sành nên được thu hoạch vào những buổi thời tiết râm mát.

Cam sành đến thời điểm thu hoạch sẽ có một phần vỏ ngả vàng và bề mặt quả căng bóng
Cam sành đến thời điểm thu hoạch sẽ có một phần vỏ ngả vàng và bề mặt quả căng bóng

Để thu hoạch cam sành thì bạn cần sử dụng một loại kéo chuyên dụng để cắt phần cuống và cho cam vào các giỏ đựng.

Sau mỗi vụ thu hoạch cam, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc vườn, cắt tỉa cành để chuẩn bị cho mùa tiếp theo.

Bạn cần lưu ý đến việc quét vôi vào gốc cây để ngăn chặn mầm bệnh sinh sôi, cư trú. Sau khoảng 1 tháng thu hái thì bạn có thể cắt tỉa những cành bị bệnh để ngăn chặn tối đa sự lây lan.

Mong rằng với kỹ thuật trồng cam sành cơ bản này, bạn sẽ có thể tự tin hơn để xây dựng mô hình vườn cam cho mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây