Nắm bắt kỹ thuật trồng gừng đơn giản mang lại năng suất cao

0
3309
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Gừng là một trong những loại gia vị thường thấy trong gian bếp của người Việt. Nhu cầu sử dụng gừng của các gia đình cũng cao hơn, vì gừng có thể dùng để làm gia vị, một loại thuốc dân gian hay dùng để pha chế nước. Để chất lượng của gừng luôn tốt và năng suất cao, người nông dân cần làm gì? Chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng gừng đơn giản mang lại năng suất cao hơn ở bài viết bên dưới nhé.

  1. Nội dung chính

    Thời vụ để trồng gừng

Thời điểm thích hợp nhất để trồng gừng là vào khoảng tháng 1 – 2 đến tháng 4 – 5 dương lịch. Nếu gieo trồng vào thời điểm này thì đến 3 tháng cuối năm là bạn có thể thu hoạch.

Thời điểm trồng gừng là vào những tháng đầu hoặc giữa năm
Thời điểm trồng gừng là vào những tháng đầu hoặc giữa năm
  1. Chọn giống

Gừng hiện nay cũng có nhiều loại, những giống gừng được ưu tiên sử dụng trong gieo trồng hiện nay đó là: Gừng dé và gừng trâu. Về khâu chọn giống bạn nên hỏi qua những chuyên gia nông nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều năm để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

  1. Đất trồng gừng

Cây gừng thật ra không khó để sinh trưởng, vì ngay cả ở đất ẩm nó cũng phát triển rất tốt. Đất trồng gừng có thể nhiều nắng hoặc trong bóng râm, đất cát sỏi cũng là nơi củ gừng có thể phát triển.

Tuy nhiên đất trồng gừng cần phải có khả năng thoát nước, vì gừng dễ bị ngập úng. Loại đất nào cũng có thể trồng gừng nhưng năng suất thì lại không giống nhau. Điều kiện đất phù hợp nhất để trồng gừng đó là đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt.

  1. Phân bón cho gừng

Những điều bạn cần biết khi sử dụng phân bón cho gừng đó là:

  • Nếu sử dụng phân chuồng thì cứ 1ha sẽ bón hết 5 – 10 tấn.
  • Dùng phân lân để bón cho cây gừng thì sẽ là 80kg cho 1 ha.
  • Dùng phân Kali cho 1ha là 100kg.
Lượng dinh dưỡng cho gừng trong mỗi giai đoạn là không giống nhau
Lượng dinh dưỡng cho gừng trong mỗi giai đoạn là không giống nhau
  1. Kỹ thuật trồng gừng mang lại hiệu quả cao

Gừng trước khi trồng cần phải ủ để làm toàn bộ gừng giống mọc mầm đồng đều. Sau đó, người nông dân dùng tay tách gừng thành từng củ nhỏ khoảng 3 đốt tay.

Gừng sau khi ủ được 1 tuần, bạn cần tiếp tục trải 1 lớp tro trấu dày khoảng 10 – 15cm  và xếp gừng thành đống cao 20-30cm. Tiếp đến bạn phủ thêm một lớp rơm kín lên trên và tưới nước đầy đủ theo từng thời điểm. Độ ẩm ít sẽ khiến củ gừng bị khô và khó lên mầm, nếu quá ẩm gừng sẽ bị thối, úng nước.

Sau đó, bạn vùi gừng đã lên mầm xuống hom đất chuẩn bị trước đó, cứ lần lượt gieo gừng xuống cho đến khi hết diện tích đất. Gừng mới trồng nên được tưới nước nhẹ 2 lần cho 1 ngày, chỉ tưới cho đất ẩm, củ gừng không nên chôn quá sâu dưới đất vì sẽ dễ bị úng và thối củ. Khi gừng đã ra lá thì bạn sẽ tưới nước mỗi ngày 1 lần.

  1. Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc cây gừng

Gừng là loại cây ưa ẩm nhưng không thể chịu được ngập úng. Trong suốt thời gian sinh trưởng.

Lá gừng khi còn non là món ăn khoái khẩu của ốc sên, vì thế muốn bảo vệ những cây gừng thì bạn cần dùng đến thuốc diệt ốc.

Trong quá trình điều trị bệnh cho cây gừng, đặc biệt là những bệnh liên quan đến sâu hại, thối củ. Người nông dân nên hạn chế tưới nước để tránh bệnh lây lan đến những cây gừng đang khỏe.

Củ gừng trong quá trình phát triển sẽ chồi củ lên trên mặt đất, người nông dân nên dùng một lớp đất để phủ lên. Dấu hiệu cho thấy gừng đã già và có thể thu hoạch đó là phần lá rụng đi, lưu ý, thời gian này không nên tưới nước cho gừng.

Gừng trồng theo công nghệ mới để kinh doanh nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng. Để củ gừng có điều kiện phát triển tốt nhất thì bạn cần làm sạch cỏ dại, hạn chế sâu bệnh xâm nhập.

Gừng có thể phát triển trong môi trường đất khác nhau. Tuy nhiên nếu trồng gừng trong bóng râm thiếu ánh sáng thì củ sẽ nhỏ và số lượng ít hơn.

Gừng trồng nơi có ánh sáng sẽ cho củ lớn và số lượng nhiều hơn
Gừng trồng nơi có ánh sáng sẽ cho củ lớn và số lượng nhiều hơn
  1. Những lưu ý khi trồng gừng

Trong suốt quá trình sinh trưởng, gừng thường sẽ bị sâu bệnh làm cháy lá và thối củ. Gừng bị sâu bệnh sẽ không cho chất lượng cao, dễ lây lan sang những bụi gừng khỏe mạnh khiến nông dân thiệt hại về năng suất. Nếu muốn đảm bảo năng suất cây trồng thì cách hiệu quả nhất đó chính là:

  • Thu dọn sạch tàn dư trên ruộng sau khi thu hoạch vụ màu trước, xử lý đất cho màu vụ sắp tới.
  • Không trồng gừng với mật độ quá dày, gừng có dấu hiệu bị sâu bệnh nên bổ sung thêm Kali.
  • Khi phát hiện ruộng gừng có nhiều củ thối, nên nhỏ lên loại bỏ hoàn toàn để tránh tình trạng lây lan.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho ruộng gừng trong từng giai đoạn phát triển.
Khoảng cách giữa những cây gừng không nên quá sát nhau
Khoảng cách giữa những cây gừng không nên quá sát nhau

Vừa rồi là một số chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật trồng gừng đơn giản cho năng suất cao. Hy vọng rằng với những thông tin này, người nông dân có thể chủ động hơn trong việc xây dựng mô hình trồng gừng cho mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây