Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Khỏe Mạnh – Cho Hoa Nhiều

0
1242
Kỹ thuật trồng hoa hồng quế hương thơm nồng nàn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hoa hồng là một loại cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nếu có kỹ thuật trồng hoa hồng tốt, cây sẽ cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi tắn. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về nội dung chủ đề này trong bài viết bên dưới nhé.

Nội dung chính

Chọn chậu trồng

Nên chọn chậu trồng hồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hồng. Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn nếu chỉ để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ, để sáng tưới nước tới chiều là chậu hồng luôn khô ráo. Chậu lớn, ngậm nhiều nước sẽ khiến rễ cây bị thối.

Lựa chọn chậu trồng hoa hồng cần đảm bảo phù hợp với kích thước và giống hoa
Lựa chọn chậu trồng hoa hồng cần đảm bảo phù hợp với kích thước và giống hoa

Đồng thời, khi chọn chậu trồng hoa hồng nên chọn loại chậu có chân; chú ý lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu bởi hoa hồng không chịu được úng thủy. Nên chọn loại chậu có 2 lỗ hoặc có 1 lỗ lớn.

Đất trồng

Trên nhiều loại đất khác nhau, hoa hồng vẫn có thể phát triển được. Song, muốn cây trổ nhiều hoa, cành sum suê mập mạp thì nên chọn trồng trong đất tơi xốp và trồng nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

Để có được loại đất trồng này, người trồng có thể mua đất trồng hoa hồng trộn sẵn hoặc cũng có thể trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, vỏ trấu, mùn hữu cơ,… Không quên xử lý mầm bệnh trong đất bằng biện pháp bón lót với vôi, phơi ải trước từ 7 – 10 ngày.

Cách trồng chi tiết

+Nếu trồng cây rễ trần thì nên ngâm trong xô nước một vài giờ trước khi trồng còn nếu trồng cây mua trong chậu thì người trồng cần tưới nước kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị luống trồng.

+ Khi trồng, cho một lớp than hoa rồi một lớp xơ dừa ở dưới đáy chậu giúp tạo độ thoáng, thoát nước nhanh hơn, đồng thời lớp xơ dừa giúp giữ một phần nước ở đáy chậu để trải qua những ngày nắng nóng.

+ Với loại đất đã chuẩn bị như trên, đem trộn với phân bón tỉ lệ khoảng ¼ so với đất trồng và đảo đều.

+ Lớp đất đầu tiên cho vào chậu được ấn chặt sau đó cho đất đầy vào chậu. Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ. Lớp đất cao cách miệng chậu khoảng 4 – 5 cm là được.

+ Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.

Hoa hồng sau khi trồng có thể sử dụng thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây
Hoa hồng sau khi trồng có thể sử dụng thuốc kích rễ để tăng tỷ lệ sống cho cây

Cách chăm sóc hoa hồng

– Tưới nước

Nếu hoa hồng bạn trồng là trồng ở ngoài đất vườn thì nên tưới mỗi ngày một lần; tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn nếu trồng trong chậu.

Tưới nước cho hoa hồng khi thấy đã khô nước, tưới thì phải tưới đẫm chứ không nên chỉ tưới ở trên bề mặt. Như vậy thì mới đủ nước cho lá quang hợp. Nếu thiếu nước, sẽ xuất hiện nhện hại cây, có hiện tượng vàng lá, rụng lá. Vào buổi tối nên hạn chế tưới nước cho hoa hồng, bởi nếu lá đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh.

– Thay đất

Sau khoảng 3 – 5 tháng trồng, đa phần các cây hồng xuất hiện lá vàng nhạt, lá héo úa và rụng dần. Đồng thời, cây cũng ít mọc chồi non hơn. Tất cả là dấu hiệu cho thấy đất trồng đã hết dinh dinh dưỡng. Thời điểm này cần phải tiến hành thay giá thể mới cho cây.

Khi thay đất, cây hồng cũng đã lớn hơn so với kích thước trước đó, nên có thể kết hợp thay chậu to hơn để cây có không gian phát triển. Khi thay, nên kết hợp tỉa cành, loại bỏ lá vàng úa. Sau khi thay đất và chậu, cây còn yếu nên cần thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.

Hoa hồng sau khoảng 5 tháng trồng có thể thay đất để tạo môi trường sống tốt nhất cho cây
Hoa hồng sau khoảng 5 tháng trồng có thể thay đất để tạo môi trường sống tốt nhất cho cây

– Ánh sáng

Hoa hồng là một loại cây ưa ánh sáng, thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều ánh nắng. Nếu một ngày, cây được chiếu đủ 8 tiếng ánh nắng thì cây sẽ sinh trưởng tốt, lớn nhanh, ít bị sâu bệnh hại. Không những thế còn cho ra nhiều hoa với màu sắc rực rỡ và tươi hơn nếu có kỹ thuật trồng hoa hồng tốt.

Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh hại hoa hồng thường là nấm cây. Những loại bệnh, nấm cây như Bệnh héo Verticillium, bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng phát triển cực nhanh, khiến cây nhanh chóng bị chết nên phải thường xuyên theo dõi và loại bỏ ngay.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng, vết đốm ở gần ngọn hay mặt dưới lá đó là rệp sáp. Cần dùng tay ngắt bỏ những lá bị bám hoặc tiêu diệt các đốm trắng, cách ly những cây bị bệnh. Nếu phức tạp hơn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp không độc hại.

Sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để cây phát triển khỏe mạnh
Sâu bệnh hại trên cây hoa hồng cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời để cây phát triển khỏe mạnh

Ngoài ra, nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, sâu ăn lá hay ốc sên cũng là nguyên nhân gân hại cho hoa hồng. Những loại này có thể quan sát bằng mắt thường và dễ dàng loại bỏ.

Agri.vn hy vọng với kỹ thuật trồng hoa hồng mà chúng tôi chia sẻ. Bạn có thể thành công trồng và chăm sóc vườn hoa hồng của mình để chúng thật xinh đẹp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây