Hiện nay, cây mía tím đang được người nông dân không chỉ ở Thanh Hóa mà còn ở nhiều tỉnh thành khác gieo trồng với năng suất và hiệu quả cao. Với những giá trị và lợi ích mà loại cây kinh tế này mang lại thì bạn nên học ngay kỹ thuật trồng mía tím cực đơn giản sau cũng là một cách làm giàu cho gia đình và quê hương mình nhé.
- Làm đất trồng
Mía tím là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất pha cát hay đất sét nặng. Khi đã chọn được đất trồng, bạn tiến hành làm vệ sinh, loại trừ cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh, đồng thời với đó là cày cuốc đất cho tơi xốp và thoáng khí. Trong lần cày đầu tiên, bạn nên cày sâu 30 – 40 cm, trừ những vùng đất nhiễm phèn thì cày nông hơn để tránh đưa tầng đất sinh phèn lên trên bề mặt trồng mía. Ngoài ra, bạn cần bón vôi để khử sâu bệnh trước lần cày bừa cuối cùng.
- Chuẩn bị giống mía
Song song với thời gian làm đất thì bạn cần chuẩn bị giống mía để đặt hom. Giống mía phải là những đoạn có từ 3 – 4 mầm tươi tốt, không bị sâu bệnh, không xây xát và đặc biệt là không quá già, cũng không quá non, tốt nhất là trong độ tuổi từ 6 đến 8 tháng trồng. Sau khi có giống, bạn tiến hành ngâm trong nước khoảng 8 – 24 giờ nếu giống nảy mầm chậm nhé.
- Cách đặt hom trong kỹ thuật trồng mía tím
Đất sau khi đã chuẩn bị cần tạo rãnh sâu 22 – 25 cm, các rãnh cách nhau 1,2 m và dưới đáy rãnh có một lớp đất mịn mỏng. Đồng thời, giống đã chuẩn bị đem ra chặt ngang giữa lóng, lưu ý là không chặt sát mầm, sau đó trồng hom so le sao cho các mầm hướng ra hai bên, hai hom cách nhau 10 – 20 cm, cuối cùng là phủ lên một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm cho mầm, rễ nhanh phát triển.
- Chăm sóc hom sau khi trồng như thế nào?
– Tưới nước: Bạn cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất giúp hom nhanh nảy mầm, khoảng 15 – 20 lần trong cả vụ. Cụ thể là 4 lần/ tháng cho thời kỳ mía nảy mầm, 2 – 3 lần/tháng cho thời kỳ đẻ nhánh làm lóng và 1 – 2 lần/tháng cho thời kỳ mía làm lóng. Lưu ý là trước khi thu hoạch khoảng 20 ngày, bạn cần phải ngừng hoàn toàn việc tưới nước nhé.
– Bón phân: Với một sào trồng mía tím, bạn cần phải bón thúc với 800 – 1000 kg phân chuồng hoai mục, 28 – 30 kg đạm, 20 – 25 kg kali và 40 – 50 kg lân. Ngoài ra, để tăng hiệu quả hấp thụ phân bón của cây trồng, bạn có thể bổ sung thêm 1 – 1,5 túi phân TKUSKOM cùng với 1 lít USCOM 6-9-9 cho mỗi 1000 m2 cấy trồng.
– Kỹ thuật trồng mía tím rất đơn giản thôi. Sau thời gian trồng từ 1 – 1,5 tháng, khi mía đã mọc từ 2 – 3 lá thì bạn cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện các tình trạng chết hom và có kế hoạch trồng dặm để đảm bảo mật độ nếu như khoảng cách giữa các cây rộng quá 50 cm.
– Trong giai đoạn cây con thì cần tiến hành vệ sinh, dọn cỏ để tập trung dinh dưỡng đất và phân bón cho cây mía phát triển. Kết hợp với những lần dọn cỏ là 2 lần bón phân thẳng vào gốc mía nữa nhé.
- Cách ngăn ngừa sâu bệnh cho mía tím
Mía tím thường bị tấn công bởi rệp và sâu đục thân, do đó, bạn cần phòng ngừa chúng để đảm bảo cho sự phát triển của cây. Cụ thể là dùng thuốc Padan hoặc Anti WORM để tiêu diệt sâu đục thân và dùng thuốc EXIN 2.0 SC hoặc Ofatox để triệt tiêu rệp theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn mác. Ngoài ra, để ngăn ngừa sâu bệnh và hạn chế ra rễ trên thân, bạn còn có thể tiến hành bóc lá cho cây được thông thoáng nữa nhé.
- Thu hoạch
Với những kỹ thuật trồng mía tím đơn giản trên thì chỉ sau khoảng vài tháng thôi, bạn sẽ được thu hoạch thành quả lao động của mình. Để xác định thời điểm mía chín, bạn chỉ cần quan sát khi nào thân của nó có màu tím bóng, sậm, ít phấn và có nhiều lá khô là thu hoạch được rồi nhé. Sau khi thu hoạch, bạn cần đưa mía đi tiêu thụ ngay vì lượng đường sẽ giảm nếu để mía lâu quá 2 ngày.
Hy vọng rằng bất cứ ai cũng có thể bắt tay ngay vào trồng loại cây này để làm giàu một cách nhanh chóng nhé. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều kỹ thuật trồng cây kinh tế và cây ăn trái có hiệu quả cao khác như cách trồng bưởi diễn, cách trồng cây bơ từ hạt, hay học cách tự trồng dâu tây tại nhà