Kỹ thuật trồng nấm linh chi tại nhà đơn giản, năng suất cao

0
1709
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Không quá phổ biến như nấm rơm, nấm mối,… nhưng nấm linh chi lại được coi là loại thảo dược mang đến rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Có thể kể đến một số công dụng như phòng ngừa ung thư, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch,… Quy trình trồng nấm linh chi không phải dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp, do đó có nhiều người đã trồng thành công tại nhà. Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về kỹ thuật trồng nấm linh chi tại nhà đơn giản mà năng suất.

Mách bạn kỹ thuật trồng nấm linh chi tại nhà đơn giản, năng suất
Mách bạn kỹ thuật trồng nấm linh chi tại nhà đơn giản, năng suất
  1. Nội dung chính

    Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu trồng nấm linh chi

Để có thể trồng nấm linh chi tại nhà hiệu quả, quan trọng nhất đối với người trồng chính là bước chuẩn bị và xử lý nguyên liệu tạo môi trường nuôi trồng nấm tốt nhất.

Nguyên liệu làm túi phôi trồng nấm linh chi chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm như gỗ cao su, bã mía, gỗ mít,… hay mùn cưa của các loại cây thân thảo. Lưu ý chọn các loại mùn cưa không có chứa tinh dầu hay độc tố.

Thêm vào đó, để tăng thêm độ dinh dưỡng cho túi phôi, người ta còn tiến hành phối trộn thêm một số phụ gia khác. Điển hình như bột ngô, bột cám, MgSO4, CaCO3, vôi,… với tỷ lệ thích hợp, đừng quên sử dụng nguồn nước sạch khi phối trộn nguyên liệu.

Các túi phôi trồng nấm linh chi cần được đóng cẩn thận
Các túi phôi trồng nấm linh chi cần được đóng cẩn thận

Sau khi các nguyên liệu đã được phối trộn đồng nhất, tiếp tục tiến hành ủ mạt cưa để lên men, phân giải chất xơ, bay hơi tinh dầu, tiêu diệt các mầm bệnh.

Cuối cùng là thực hiện công đoạn đóng túi phôi sau khi đã ủ phôi nấm nhanh khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Các lưu ý khi đóng túi phôi bạn cần chú ý:

  • Khối lượng mỗi túi phôi khoảng 1,2 – 1,5kg, trọng lượng không quá dư cũng không quá thiếu
  • Dùng que soi nấm tạo các lỗ nông tránh tình trạng tơ nấm bị va chạm vào nhau trong quá trình cấy giống
  • Sử dụng các túi nilon kích cỡ 19 đến 20 để đóng mạt cưa
  • Đóng phôi xong, dùng nút nhựa làm cổ phía trên, nhét bông gòn rồi đem đi hấp thanh trùng
  1. Thanh trùng túi phôi

Kỹ thuật hấp thanh trùng các túi phôi có mục đích chính là tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật có hại bên trong nguyên liệu trồng nấm. Các bước hấp thanh trùng như sau:

  • Xếp các túi phôi vào kệ hấp hoặc rọ chuyên dụng, không được xếp chồng lên nhau
  • Hấp cách thủy ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 12 tiếng đồng hồ, lưu ý nồi hấp phải đủ nước và nhiệt độ đúng theo tiêu chuẩn
  • Có thể hấp thanh trùng nhanh hơn bằng nồi áp suất chuyên dụng
  • Sau khi hấp giảm nhiệt độ đi còn khoảng 50 độ C rồi mới đưa phôi nấm ra ngoài
  • Lấy túi phôi ra để nguội trong vòng 24 tiếng ở nhiệt độ phòng bình thường
  1. Tiến hành cấy giống nấm linh chi

Quy trình cấy giống nấm linh chi vào các túi phôi đã thanh trùng diễn ra như sau:

  • Chuẩn bị các dụng cụ cấy giống: chai giống, que kẹp, đèn cồn hay đèn cầy, bàn cấy, cồn sát trùng
  • Khử trùng tất cả các dụng cụ dùng để cấy giống để nguội, phòng cấy phải chắn gió, nhưng không quá kín, được khử trùng sạch sẽ
  • Tiến hành cấy giống ngay khi túi phôi vừa nguội theo 2 phương pháp:
  • Tạo các lỗ trên túi phôi với đường kính khoảng 1,8 – 2cm, sâu 15 – 17cm, cấy giống trên que gỗ bằng cách dùng que kẹp gắp các que ở chai giống cấy vào túi nguyên liệu
  • Cấy giống trên hạt bằng cách dùng que kẹp khều nhẹ giống từ bịch meo giống vào túi phôi, mỗi túi nguyên liệu cấy khoảng 10 – 15g hạt giống
  • Cấy xong thì đậy nút bông trên cổ túi phôi và đưa đến nhà ủ nấm

Một số lưu ý khi cấy giống:

  • Đèn cồn hay đèn cầy dùng để hơ que kẹp, khử trùng mầm bệnh sau mỗi lần lấy giống
  • Giống cấy cần đúng độ tuổi
  • Khi cấy luôn để chai giống nằm ngang
  • Có thể sử dụng tủ cấy để hạn chế bớt mầm bệnh
Các giai đoạn phát triển của nấm linh chi sau cấy giống
Các giai đoạn phát triển của nấm linh chi sau cấy giống
  1. Chăm sóc và thu hoạch

Để quá trình phát triển của nấm linh chi diễn ra tốt nhất, có một số yêu cầu về nhà ủ nấm mà bạn cần ghi nhớ:

  • Độ ẩm nhà ủ nấm khoảng 75% – 85%
  • Điều kiện nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, thông thoáng, nhưng kín gió
  • Tránh để ánh nắng chiếu sáng trực tiếp
  • Điều kiện ánh sáng yếu nhưng không nên quá tối
  • Nên vệ sinh, xịt thuốc diệt côn trùng, rắc vôi khử trùng trước khi đưa phôi nấm vào ủ

Tiến hành giai đoạn nuôi ủ tơ nấm:

  • Đặt các phôi nấm lên kệ, không tưới nước trong quá trình ủ
  • Quan sát giai đoạn lan tơ nấm khoảng ½ đến 1/3 thì tháo bớt 1 ít bông ở cổ bịch phôi để nấm mọc ra
  • Tiếp tục ủ đến khi tơ nấm phủ đều bịch khoảng 2 ngày thì mới bắt đầu tưới nước

Cho đến khi sợi nấm lan được ¾ túi phôi, bạn tiến hành rạch bịch phôi, duy trì tưới nước thường xuyên 7 – 10 ngày.

Mỗi lần thu hoạch, bạn dùng dao cắt sát gốc, sát khuẩn bằng phôi để có thể trồng đợt nấm linh chi tiếp theo.

Trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nấm linh chi sẽ có chất lượng cao
Trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nấm linh chi sẽ có chất lượng cao

Từ kiến thức hữu ích từ bài viết trên, bạn đã sẵn sàng với trải nghiệm trồng nấm linh chi tại nhà chưa nào?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây