Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loại sâu bệnh hại, đặc biệt là ở cây lúa. Bà con nông dân đang băn khoăn về sâu lá nhỏ vì chưa biết nên áp dụng phương pháp phòng trừ nào cho phù hợp? Agri.vn sẽ chia sẻ đến bà con cách để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, bà con đừng vội bỏ qua bài viết này nhé!
Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis
Họ: Pyralidae
Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng gây hại: Lá lúa bị cuốn, sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành từng mảng làm giảm diện tích quang hợp và đặc biệt là trên lá đòng hoặc lá công năng sẽ làm giảm năng suất rõ rệt.
Nội dung chính
Đặc điểm hình thái
– Ngài: Mép trước của cánh trước có màu nâu vàng, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống 2/3 cánh.
– Trứng: Hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
– Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ – màu vàng, đầu màu nâu sáng.
– Nhộng có màu vàng – nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
Ngài thường vũ hoá về ban đêm khoảng 9-10 giờ cho tới sáng hôm sau ( 4 giờ). Ban ngày ngài ẩn náu trong khóm lúa hoặc cỏ dại, đêm bay ra hoạt động. Ngài giao phối kéo dài từ 8-12 tiếng đồng hồ và đẻ trứng vào ban đêm. Trứng đẻ rải rác trên lá lúa, phần lớn có 1 trứng, trên một lá cũng có khi có 2-3 trứng đẻ cùng một chỗ xếp thành ô vuông hay hàng dọc. Mỗi con cái có thể đẻ trung bình trên 76 quả trứng. Ngài có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Ngài cái thường bay đến những ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp, thường tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, đường đi. Thời gian sống của ngài từ 2-6 ngày.
Sâu non mới nở rất linh hoạt, nhanh nhẹn, bò khắp trên thân lá, sâu chui vào lá nõn, mặt trong bẹ lá hoặc hoặc trên mặt lá bao ăn thịt lá. Sau một thời gian sâu nhả tơ kéo 2 mép khoảng giữa lá lúa hoặc mạ dệt thành bao và nằm trong đó gây hại.
Sâu non có 5 tuổi. Sâu tuổi 4-5 có khả năng nhả tơ dệt gập lá lúa theo chiều ngang, có khi chập 2-5 lá dệt thành một bao. Sâu nằm trong bao có thể phá hoại suốt ngày đêm. Sâu còn có khả năng di chuyển ra ngoài bao cũ để phá hại lá mới, mỗi sâu non có thể phá 5-9 lá. thời gian di chuyển thường vào buổi chiều. (6 giờ cho đến 9 giờ tối). Ngày trời mưa hoặc râm có thể di chuyển bất cứ lúc nào trong ngày.
Sâu non đẫy sức chuyển từ màu xanh sang màu vàng hồng chui ra khỏi bao cũ tìm vị trí hoá nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt 2 mép lá và khâu lại thành bao kín để hoá nhộng bên trong. Sâu có thể bò xuống dưới khóm lúa hoặc ở trong bẹ lá dệt kén mỏng để hoá nhộng. Vị trí hoá nhộng phần nhiều ở gần gốc khóm lúa, cách mặt nước ruộng khoảng 1,5cm. Ngoài ra cũng có khi sâu hoá nhộng ở ngay trong bao cũ.
Thời gian sinh trưởng phát dục của các giai đoạn của sâu thay đổi tuỳ theo lứa trong năm. Nói chung thời gian phát dục của trứng là 6-7 ngày, sâu non là: 14-16 ngày, của nhộng là: 6-7 ngày, thời gian sống của ngài là 2-6 ngày, trung bình thời gian của một vòng đời là 28-36 ngày.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ từ 25-29 độ C, ẩm độ trên 80% là điều kiện thuận lợi cho sâu gây hại phát triển, đặc biệt trong điều kiện có nắng mưa xen kẽ.
Biện pháp phòng trừ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, nhưng sản phẩm được nông dân tin dùng và đã khẳng định được thương hiệu trong những năm qua là sản phẩm Sattrungdan 95BTN, của công ty Nicotex.
Satrungdan 95BTN là thuốc đặc trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ngoài ra thuốc còn dùng để phòng trừ sâu đục thân lúa, bọ trĩ hại lúa, sâu ăn lá hại đậu tương…
Kỹ thuật sử dụng
– Liều lượng: Dùng 10-15g thuốc / bình 8 lít. Phun 2 bình cho 1 sào Bắc bộ.
Nếu mật độ sâu cao có thể tăng lượng dùng lên từ 35-40g thuốc/ sào Bắc bộ
– Thời điểm: Phun thuốc khi bướm ra rộ hoặc sâu non tuổi nhỏ mới xuất hiện.
– Chú ý:
Không phun thuốc khi cây ra hoa hoặc khi lá còn ướt.
Không phun thuốc cho dâu hoặc gần nơi nuôi tằm.
Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc khi thu hoạch 15 ngày.
An toàn khi sử dụng
– Khi sử dụng thuốc phải thực hiện đúng nội qui về an toàn, bảo hộ lao động..
– Sau khi sử dụng thuốc phải rửa chân tay, vệ sinh sạch sẽ.
– Trường hợp uống nhầm phải thuốc : Phải đưa nạn nhân đi cấp cứu và mang theo nhãn thuốc
– Tiêu huỷ bao bì đúng nơi qui định.
– Bảo quản thuốc nơi khô mát, xa trẻ em, thực phẩm, vật nuôi, nguồn nước.
Nội dung bài viết này chính là thông tin về sâu cuốn ls nhỏ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Bà con có thể lưu lại những thông tin này để áp dụng vào thực tế trong việc tiêu diệt loại sâu này. Cảm ơn bà con nông dân đã quan tâm theo dõi bài viết.