Mách Bà Con Những Loại Thiên Địch Của Rầy Nâu

0
3370
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trên ruộng lúa nói riêng, ngoài những con côn trùng, nhện… gây hại (mà bà con thường gọi bằng một cái tên chung là sâu rầy) thì còn vô số loài côn trùng, nhện… không những không gây hại cho cây trồng mà ngược lại chúng còn giúp bà con nông dân tiêu diệt sâu rầy, những nhà chuyên môn gọi những con này là thiên địch hay kẻ thù tự nhiên của sâu rầy, đã có người gọi chúng bằng một cái tên rất hình tượng và dễ hiểu đó là “những người bạn của nông dân”. Bà con đã biết hết những loại thiên địch của rầy nâu hay chưa? Để Agri.vn giúp bà con tìm hiểu tường tận hơn về chủ đề này nhé!

  1. Nội dung chính

    Nhện ăn thịt

Chúng còn có tên gọi khác là Lycosa pseudoannulata, thường gặp rất nhiều trên ruộng lúa, chúng chủ động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con rầy nâu mỗi ngày. Ngoài rầy nâu chúng còn tấn công nhiều loài sâu hại khác như bướm của của các loài sâu thuộc Bộ cánh phấn…

Có thể sử dụng nhện ăn thịt để tiêu diệt rầy nâu
Có thể sử dụng nhện ăn thịt để tiêu diệt rầy nâu  
  1. Nhện lùn (Atypena formosana)

Có cơ thể rất nhỏ, có thể có đến ba, bốn chục con trong một bụi lúa. Chúng kéo màng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi con mồi mắc vào màng. Một con nhện có thể ăn 4-5 con rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày.

  1. Bọ rùa

Bọ rùa đỏ (Micraspis Sp.); Bọ rùa vàng (M.crocea); Bọ rùa 6 chấm (Metiochilus sexmaculatus); Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata). Các loài bọ rùa này có cơ thể nhỏ cỡ phân nửa hạt đậu xanh. Cả con trưởng thành và con ấu trùng của những loài bọ rùa này đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non) và trứng rầy. Mỗi ngày mỗi con có thể ăn từ 5-10 con rầy.

Bọ rùa cũng là loài thiên địch giúp tiêu diệt rầy nâu hiệu quả
Bọ rùa cũng là loài thiên địch giúp tiêu diệt rầy nâu hiệu quả
  1. Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis)

Cơ thể nhỏ cỡ bằng con rầy nâu, cánh màu xanh, chúng tìm kiếm trứng rầy ở bẹ lá và thân cây lúa, rồi dùng vòi hút khô trứng, mỗi con một ngày có thể ăn từ 7-10 trứng, hoặc 1-5 con rầy.

  1. Bọ xít nước (Mesovelia vitigera và Microvelia douglasi alrolineata)

Loại bọ này có cơ thể rất nhỏ, sinh sống trên mặt nước. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều săn lùng và “ăn thịt” rầy cám khi chúng rớt xuống mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể “ăn thịt” 5­7 con rầy cám mỗi ngày.

  1. Bọ xít nước gọng vó (Con cất vó) (Limnogonus fossarum)

Thân và chân (đặc biệt là hai đôi chân sau) rất dài, cơ thể nâng cao khỏi mặt nước bởi 4 chân dài, nhìn hình dáng tựa như cái vó để bắt cá, tép. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều ăn rây hại lúa khi chúng rớt xuống mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể ăn 5-10 con mồi mỗi ngày.

Bọ xít là một trong những loại thiên địch quý
Bọ xít là một trong những loại thiên địch quý
  1. Ong ký sinh trứng rầy

Có nhiều loài như Anngrus optabailis, A. flaveolus, Oligosita naias, O. aesopi, Gonatocerus spp… chúng là những loài ong rất nhỏ, sống dưới tán lúa, trên đồng ruộng mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà chúng có màu vàng đậm, màu nâu đỏ, đỏ nhạt, màu vàng xanh… Chúng bay khắp ruộng lúa tìm kiếm ổ trứng của rầy nâu, rồi dùng vòi dẫn trứng chích và đẻ trứng của chúng vào bên trong trứng của rầy nâu, làm cho trứng của rầy nâu bị “ung” không nở ra rầy cám được. Một ngày một con ong có thể tiêu diệt 2-8 trứng rầy, cá biệt có loài diệt tới 15-30 trứng.

  1. Nấm gây bệnh cho rầy nâu

Bao gồm một số loài như Hirsutella citriformis; Beauvenia bassiana… là những loài nấm khi xâm nhập vào con rầy nâu, chúng phân hủy “thịt” con rầy thành thức ăn cho chúng. Những loài nấm này có lúc đã đến 90-95% rầy nâu trên ruộng lúa.

Có thể sử dụng những loại nấm như thiên địch với nhiệm vụ xâm nhập vào rầy nâu để phân huỷ thịt của chúng
Có thể sử dụng những loại nấm như thiên địch với nhiệm vụ xâm nhập vào rầy nâu để phân huỷ thịt của chúng

Trên đây là những loại thiên địch của rầy nâu mà bà con nông dân có thể sử dụng để cải thiện tình trạng sâu bệnh cho đồng ruộng của mình. Để tìm hiểu nhiều hơn nữa những thông tin về nông nghiệp, bà con đừng quên theo dõi Agri.vn nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây