Hiện nay, mô hình nông nghiệp thuận thiên đang là một trong những giải pháp giúp người nông thoát nghèo bền vững. Bởi mô hình này đáp ứng được các mục tiêu về an ninh lương thực, tăng năng suất thu hoạch và góp phần bảo vệ môi trường. Vậy nông nghiệp thuận thiên là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nông nghiệp thuận thiên là gì?
Nông nghiệp thuận thiên là mô hình nông nghiệp thuận theo ý trời. Không bóc lột đất quá sức khiến nó không kịp phục hồi sức để cho vụ canh tác tiếp theo. Còn đối với nước cần xài tiết kiệm, không bẻ dòng, đắp đê vô tội vạ. Hạn chế mức tối thiểu lượng thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, phân bón hóa học xuống đất, nước.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực làm vườn thì nông nghiệp thuận thiên là nền nông nghiệp tương đối bền vững. Người dân vừa có thể sản xuất mà vẫn bảo vệ được hệ sinh thái vốn có của nó. Việc cần làm là gieo hạt và thuận theo sự phát triển của thiên nhiên.
Nông nghiệp thuận thiên được phát minh bởi người nông dân Nhật có tên là Masanobu Fukuoka. Ông cũng là một trong những nhà nghiên cứu về nông nghiệp hàng đầu thế giới. Theo ông, mô hình nông nghiệp này được coi như phương pháp thiền nông. Bởi muôn loài đều có quan hệ mật thiết với nhau, chúng cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cũng khắc chế lẫn nhau và sẵn sàng loại bỏ “đối thủ” để duy trì sự sống trong tự nhiên.
Năm nguyên tắc cơ bản để làm nông nghiệp thuận thiên
Theo Masanobu Fukuoka, để nông nghiệp thuận theo tự nhiên sẽ đáp ứng theo năm nguyên tắc cơ bản sau:
Không cày xới đất
Nghe thì có vẻ đi ngược với phương pháp làm nông nghiệp. Bởi trong quá trình làm nông, người dân luôn coi đây là phương pháp rất cần cho việc canh tác. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Masanobu Fukuoka thì không cày xới đất là một trong năm nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp thuận thiên. Ông cho rằng, đất sẽ được xới trộn nhờ những vi sinh vật có trong đất và sự phát triển của rễ cây. Có nghĩa công tác làm đất tơi xốp cũng dựa vào tự nhiên mà không dùng cơ giới hóa để cày xới.
Ngoài ra, khi cày xới đấy sẽ tạo điều kiện để nhiều loại cỏ dại mọc lấn át cây trồng. Để xử lý buộc chúng ta phải can thiết bằng các loại thuốc diệt cỏ,…gây hại cho môi trường. Cho nên, muốn đất tơi xốp có thể cải tạo bằng việc trồng cỏ ba lá, trải rơm…
Không dùng phân hóa học
Một khi con người đã gây tác động đến tự nhiên thì rất khó có thể chuộc lại “lỗi lầm”. Vì thế, không sử dụng các loại phân bón hóa học là một trong những nguyên tắc cần tránh để làm nông nghiệp thuận thiên. Bởi các loại phân bón sẽ hút chất dinh dưỡng vốn có của đất, khiến đất ngày một khô cằn hơn. Nếu để đất tự duy trì theo tự nhiên, nó sẽ màu mỡ cùng thời gian, đáp ứng được nhu cầu của các loại cây trồng.
Để làm nông nghiệp thuận thiên bạn có thể sử dụng thêm các loại phân xanh, phân chuồng để tăng độ phì nhiêu cho đất. Rải thêm rơm và trấu lên trên bề mặt lớp phân xanh là đủ để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ
Cỏ dại là một trong những “đối thủ mạnh” khiến người nông dân phải đau đầu. Bởi thế mà nhiều người chọn giải pháp sử dụng các loại thuốc diệt cỏ. Điều này vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự nhiên: môi trường đất và nước.
Theo Fukuoka, cỏ dại cũng góp phần thiết lập sự cân bằng trong một quần thể sinh vật. Do đó, để làm nông nghiệp thuận thiên, chúng ta cần kiểm soát được cỏ mà không phá hủy nó. Nhờ việc phủ một lớp rơm, cỏ ba lá..mọc xen cây lương thực đã góp phần để kiểm soát cỏ dại mà không làm mất cân bằng trong tự nhiên.
Gieo hạt vào thời điểm thích hợp
Trong nông nghiệp thuận thiên, việc gieo hạt thường sẽ được thực hiện trong khi cây vụ đang chín dần. Như vậy những hạt giống đó sẽ nảy mầm trước khi cỏ dại mọc vào mùa đông, sau khi đã thu hoạch lúa. Lúc này cây trồng đã đủ lớn để sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Do đó, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp giúp cây giống có được lợi thế hơn so với cỏ dại. Hãy tính toán làm sao để không có khoảng trống giữa các mùa vụ. Sau khi thu hoạch, lớp rơm bao phủ cánh đồng sẽ ức chế sự phát triển của cỏ dại.
Không phụ thuộc hóa chất
Hóa chất là “kẻ thù” số một gây mất cân bằng của hệ sinh thái. Điều này khiến cây trồng trở nên bị phụ thuộc hơn. Và nếu không có sự can thiệp của con người thì nó sẽ trở nên yếu ớt hơn, dễ bị sâu bệnh tấn công hơn. Hãy tập cho “đứa trẻ” đó cách tự lập, tự bảo vệ mình trước sự tấn công của “kẻ thù”. Bằng mô hình nông nghiệp thuận thiên cây trồng sẽ trở nên mạnh mẽ, sinh trưởng và phát triển nhanh mà không cần nhiều vào sự can thiệp của con người. Nhờ đó, người nông dân sẽ trở đỡ vất vả hơn.
Nông nghiệp thuận thiên thực sự là mô hình phát triển bền vững và lâu dài. Con người sẽ trở nên an nhàn hơn nhờ sự “tự lập” của cây trồng. Thời gian rảnh để làm thêm nhiều mô hình và các công việc khác. Đây quả thực là phương pháp làm giàu hữu ích cho người nông dân.