Nuôi cá chạch nhân tạo thu lợi nhuận gấp 10 lần không bao giờ sợ lỗ

0
2974
nuôi cá chạch
Cá chạch được yêu thích
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá chạch đang dần phổ biến và được phát triển hơn trong những năm gần đây, mô hình nuôi cá chạch nhân tạo với giá trị thương phẩm cao sớm đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Thế thì hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người về mô hình nuôi cá chạch nhân tạo đấy.

Nội dung chính

Mở đầu

Cá chạch được yêu thích vì chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp bồi bổ sức khỏe vô cùng. Hơn nữa, cá chạch là loài cá có giá trị thương phẩm cao, thậm chí được xuất khẩu qua nước ngoài.

Nhưng tình trạng trước đó thì cá chạch tự nhiên không chỉ bị săn bắt bừa bãi mà còn không có nhiều người nuôi cá chạch, chúng dần trở nên hiếm và khó tìm.

Nhưng giá cá chạch vẫn tăng đều, đặc biệt là sau khi nghiên cứu về tự vỗ đẻ và nuôi cá chạch thương phẩm nhân tạo thành công.

Hiện nay, may mắn là thị trường nuôi cá chạch đang phát triển mạnh và cho ra những con cá vừa túi tiền người tiêu dùng.

Vậy hôm nay hãy cùng tôi tìm hiểu về mô hình nuôi cá chạch nhân tạo nhé.

Nuôi cá chạch nhân tạo

Chuẩn bị ao và bể nuôi cá chạch

Cá chạch có thể được nuôi ở ao đất, bể xi măng hay bể lót bạt đều được.

Ao và bể nuôi nên có diện tích vừa phải, đủ để đáp ứng nhu cầu nuôi cá chạch của bà con. Diện tích ao nên bắt đầu từ 5 – 10 mét vuông.

Không có quá nhiều thao tác phức tạp để xử lí ao, bể ngoại trừ vệ sinh ao, vét cạn và bón vôi, phơi ao. Bể thì chỉ cần dọn sạch sẽ bể là đã đạt yêu cầu nuôi cá chạch.

Chủ động về nguồn nước, hai ống bơm nước vào bể và thoát nước nên tách biệt nhau để đảm bảo chất lượng.

Chọn giống nuôi cá chạch

nuôi cá chạch
Cá chạch cát

Cá chạch giống phải đều kích cỡ, màu sắc tươi, khỏe mạnh, không bị thương tích hay bệnh tật gì.

Nên mua giống với số lượng lớn và kích cỡ lớn để hạn chế thâm hụt cá, tránh việc cá nhỏ không kịp thích nghi, nhiễm bệnh mà chết.

Chăm nuôi cá chạch thế nào

Cá chạch giống hoặc nuôi thì trong từng giai đoạn vận chuyển hoặc thả thì đều phải cho cá tắm nước pha muối ăn nồng độ 3% để sát khuẩn, khử trùng.

Tắm cho cá chạch trong 10 – 15 phút, không tắm quá lâu kẻo cá sẽ chết, kèo nuôi cá chạch thế là đi tong.

Ngoài ra cũng có thể tắm cho cá bằng povidine với nồng độ 0,05%.

Chỉ nên nuôi cá chạch với mật độ 50 – 70 con trên một mét vuông.

Cá chạch tuy có nhiều điểm giống lươn về cả đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh trưởng, nhưng nuôi cá chạch dễ hơn nhiều.

Thức ăn của cá chạch chủ yếu là mùn đất hữu cơ.

Cá chạch bột thì nên cho thức ăn có hàm lượng đạm trên 30%, đến khi nuôi được 30 ngày thì giảm nồng độ đạm trong thức ăn xuống còn dưới 25%.

Cho cá ăn hai lần, vào những thời điểm mát mẻ trong ngày.

Thu hoạch thôi nào

Cá chạch trước khi vận chuyển thì không cho ăn trước một ngày, không dùng các hóa chất lên người cá trong vòng nửa tháng trước khi vận chuyển.

Dùng lưới kéo bắt cá cẩn thận, không làm cá bị thương. Cá bắt xong cho vào thùng riêng, hãy cho vào một ít nước để da cá không bị khô.

Nuôi cá chạch ghép thì như thế nào

Gần đây đang có “hot trend” nuôi ghép cá chạch đồng với cua đồng trên ruộng, đây là hình thức được nghiên cứu nhờ mối liên hệ cá chạch và lươn.

Nuôi cá chạch theo kiểu này thu hút nhiều sự chú ý vì thu nhiều lãi, dễ thực hiện và tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu thiên nhiên.

So sánh đặc điểm sinh học

Cá chạch đồng thường mò mẫm và lẩn mình vào lớp bùn sâu dưới đáy ao, đồng ruộng.

Cua đồng thì thường di chuyển qua lại dưới đáy, đào hang hoặc trực tiếp vùi mình vào cát dưới đáy, dưới rễ các loài cây thủy sinh.

Cua đồng thường lột xác và trọng lượng cơ thể theo đó thay đổi khoảng 50%.

Cá chạch và cua đồng đều hoạt động về đêm nhiều hơn, chúng thường rúc trong bùn, trong hang để lẩn mình vào ban ngày.

Có lẽ vì bản tính “trạch” trong nhà mà con mới gọi nó là cá chạch.

Nuôi cá chạch và cua đồng thì nên để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 25 – 27 độ C, cá có thể chịu được ngưỡng 20 – 30 độ C.

Vào mùa mưa cuối hạ, cá chạch và cua đồng phát triển nhanh và sinh sản đặc biệt nhiều.

Ruộng được trang bị như thế nào

Hãy chuẩn bị tốt ruộng nuôi để các công tác nuôi trồng được đảm bảo.

Ruộng không gồ ghề, đất giữ nước tốt và thậm chí còn có thể cung cấp nguồn nước dồi dào, nhưng không bị ứ nước để cấp thoát được thuận lợi.

Nguồn nước không được bị ô nhiễm, nên dùng đất thịt để đảm bảo ruộng đạt chất lượng nuôi cá chạch tốt nhất.

nuôi cá chạch
Cá chạch mang lại giá trị thương phẩm cao

Diện tích ruộng nuôi cá chạch nằm trong khoảng 3000 – 5000 mét vuông. Nên nuôi cá chạch sau mùa thu hoạch.

Sau khi thu hoạch lúa thì nên để lại lớp rạ mọc tự nhiên để làm nguồn thức ăn cho cá chạch và cua đồng.

Cho nước vào ruộng sâu khoảng 0,5 – 0,7m.

Vì là nuôi cá chạch ghép với cua trên ruộng nên hãy đào mương, việc đào mương giúp tạo nơi trú ẩn cho cá và cua khi điều kiện thời tiết, môi trường bất lợi hoặc thay đổi đột ngột.

Mương đào bao quanh ruộng và có một phần nhỏ ở giữa.

Mương bao bờ sâu khoảng 1m và rộng 5m. Mương ở giữa có thể đào hoặc không, nếu ruộng đắp rộng thì nên đào thêm một cái mương rộng 1,5m sâu 0,8m chẻ ra hai hướng.

Tổng diện tích mương tính lại không được vượt quá 20% diện tích ruộng.

Sử dụng đất thịt để đảm bảo nguồn nước và dễ đào rộng. Nhưng nên đắp bở thật chắc chắn để không bị rò nước, bờ phải cao và rộng để phòng bất trắc khi ngập lụt.

Các hệ thống cấp thoát nước phải có nắp chặn.

Rào lưới chắn xung quanh ruộng.

Lưới chắn có thể bằng nylon, dùng cọc cố định cao hơn bờ ruộng 45cm, nối các đầu cọc bằng dây bện chắc chắn, đắp tấm nylon lên dây đã bện thành hai lớp, để lại một lớp phủ xuống đất rồi lấp vào đất chắc chắn khoảng 15cm.

Bốn góc bạt nên uốn góc và chắc chắn, như vậy thì không bị thất thoát cá và cua.

Bên trong mương thì trồng các loại cỏ nước, thả bèo, rong, lục bình, rau muống,… trên bề mặt nước khoảng 1/3 để cá và cua có chỗ lẩn mình.

Bắt đầu tát cạn nước ruộng để loại hết tạp chất và sinh vật có hại ra ngoài, sau đó bón vôi với liều lượng 7 – 10kg trên một mét vuông để sát khuẩn, khử trùng mầm bệnh, ký sinh trùng.

Hãy thực hiện trước một tuần để chuẩn bị sẵn sàng.

Cấp nước vào ruộng vừa đủ. Khi mùa mưa đến, có thể cấp tràn nước để cua tự đi tìm thức ăn.

Gây màu nước bằng phân hữu cơ, tạo nguồn vi sinh vật tự nhiên, dồi dào cho việc nuôi cá chạch và cua được thuận lợi.

Nuôi cá chạch và cua đồng chọn giống thế nào

Khi chọn cá chạch thì nên chọn con bơi khỏe, kích cỡ đồng đều, da sáng bóng và có lớp nhớt tự nhiên.

Cá không bị trầy xước, không bị bệnh tật.

Nên tìm mua cá chạch giống ở cơ sở uy tín, đảm bảo, nếu ham rẻ mà tìm mua ở chợ thì thường nuôi cá chạch không lớn, không có giá trị cao vì cá đã bị tác động vào,

Cua đồng thì chỉ cần khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, càng và còng, mai sáng bóng, khỏe, đảm bảo số lượng.

Thả giống vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi mà thời tiết mát mẻ trong ngày.

Mật độ nuôi cá chạch ghép với cua thì nên khoảng 20 con trên một mét vuông, mà cá chạch chiếm 4/5 số lượng, còn lại là cua đồng.

Cá chạch và cua đồng sinh sản trong ruộng tạo ra giống tự nhiên cho các mùa vụ nuôi sau.

Nguyên tắc để nuôi cá chạch và cua khỏe

Tuy cá chạch và cua đều thích nghi và sống sót tốt trong nhiều điều kiện môi trường, nhưng nuôi cá chạch thì vẫn nên phải lưu ý.

Thức ăn thì ta có thể tận dụng các nguồn ốc có sẵn trong ruộng, hàm lượng đạm tự nhiên cũng rất cao.

nuôi cá chạch
Ruộng nuôi cá chạch và cua

Ngoài ra hãy nuôi cá chạch và cua với tép, tôm, cá tạp băm nhuyễn, bột cá, cám,…

Thả giống được khoảng 2 ngày thì cho ăn, rải đều khắp mặt nước để cá và cua được ăn đều, sau đó thu hẹp phạm vi và rồi chọn điểm cố định, cách nuôi cá chạch này hình thành cho cá phản xạ kiếm mồi.

Hơn nữa cũng sẽ thuận lợi cho quá trình thu hoạch.

Có thể bổ sung phân ủ với hàm lượng 25kg/100 mét vuông.

Khuyến khích trong quá trình nuôi cá chạch thì phát triển nguồn thức ăn từ sinh vật phù du.

Thu hoạch thành quả nuôi cá chạch và cua

Nuôi được bốn tháng là bà con có thể thu hoạch tỉa, mỗi giai đoạn thu hoạch một ít. Sau 5 – 6 tháng thì cá chạch và cua đạt kích thước đồng đều, và lúc này có thể thu toàn bộ.

Trước khi thu hoạch ngừng cho ăn 2 ngày.

Để thu hoạch tỉa thì nên dùng dụng cụ có kích thước nhỏ, như là rọ có mồi như thính, ốc đặt tại vị trí cho ăn.

Đặt rọ qua đêm, hôm sau đi vớt và chỉ thu con to, con nhỏ thì để nuôi tiếp.

Khi thu toàn bộ thì chỉ cần rút bớt nước, tại vị trí thoát nước đặt lưới để gom cá.

Bài học về nuôi cá chạch nhân tạo mang giá trị thương phẩm cao đến đây là kết thúc, mọi người hãy cùng bàn luận để chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhé. Cảm ơn bà con đã đọc đến cuối bài.

Xem thêm: Nắm giá cá hú thu về lợi nhuận gấp 100 lần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây