Cá chép giống được chọn là loại cá đứng đầu trong TOP 10 Loại cá thịt nước ngọt có giá trị kinh tế cao và được nuôi nhiều nhất. Vậy, để làm giàu bằng cách nuôi cá chép giống, mọi người nên tìm hiểu thật kỹ đặc tính của chúng và quan trọng nhất là những phương pháp kỹ thuật cơ bản để tiến hành nuôi.
Điều kiện ao nuôi cá chép giống
Diện tích ao phù hợp và dễ dàng cho công tác chăm sóc và quản lý là từ 300 đến 1000 mét vuông
Độ sâu mực nước ao thích hợp từ 1,2 đến 1,5m với độ dày lớp bùn từ 15 đến 20cm.
Liên kết với nguồn nước không bị ô nhiễm và vị trí xây ao thuận tiện cho việc cấp và thay nước.
Không rò rỉ ở bờ ao vì cá sẽ tập trung nhiều vào dòng nước chảy do rò rỉ khiến chúng không kiếm được mồi. Điều này sẽ làm năng suất và chất lượng cá giảm sút, cá chép giống sẽ bị gầy yếu.
Ao yếu cầu thông thoáng để có ánh sáng đầy đủ cung cấp cho cá chép giống. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển tạo nguồn thức ăn tốt cho cá chép giống.
Chuẩn bị ao nuôi cá chép giống
Tát cạn vét bùn và chỉ để lớp bùn dày 15 đến 20cm.
Tạt vôi cho ao nuôi cá chép giống từ với 7 đến 10 kg vôi bột cho 100 mét vuông diện tích ao nuôi. Đối với những ao không tát cạn hết nước hoặc có độ chua quá cao thì cần tăng lượng vôi bón lên 10 đến 15kg vôi bột cho 100 mét vuông diện tích ao.
Thực hiện công việc tẩy vôi vào những ngày nắng sẽ có tác dụng rất tốt, đó là: Diệt trừ cá dữ, trứng ếch nhái hay nòng nọc cũng như một số loại côn trùng có hại và các ký sinh trùng gây bệnh. Ngoài ra tác dụng của việc tẩy vôi cũng bao gồm giải phóng một số chất khoáng bị giữ lại trong bùn; giảm độ chua của ao; giữ độ pH trong ao ổn định.
Bón phân cho ao nuôi cá chép giống
Việc bón phân giúp tăng cường các chất dinh dưỡng cho đáy ao, giúp cho sự phát triển của các loại sinh vật nổi có kích thước nhỏ bé phát triển làm thức ăn cho cá để sau khi thả là cá chép giống đã có sẵn thức ăn ngay.
Sau khi tẩy vôi 3 ngày, tiến hành bón phân như sau: Ủ phân chuồng với 10 đến 15% vôi bột trong thời gian 1 tháng.
Băm nhỏ lá xanh rồi rải đều khắp đáy ao, sau đó vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg ở góc ao.
Thời gian bón lót thích hợp nhất là 6 đến 7 ngày trước khi thả cá. Bón sớm quá các loại địch hại có thời gian sinh sản phảt triển.
Vệ sinh ao nuôi trước khi thả cá
Lấy nước cho vào ao ngập từ 0,3 đến 0,4 mét giúp cho quá trình phân hủy phân bón nhanh hơn. Ngâm từ 2 đến 3 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước cho tiếp vào ao cho đến khi đạt độ sâu 1,2 đến 1,5 mét.
Tiếp đó, xử lý bằng một số loại chế phẩm sinh học như EMC, BioDW hay Bio Bac.
Lưu ý: Lọc lượng nước cho vào bằng lưới lọc có kích thước mắt lưới nhỏ để loại bỏ cá tạp đặc biệt là cá rô phi con hoặc các loài địch gây hại cá giống.
Chăm sóc cá chép giống
Cá chép giống ở giai đoạn này đã chuyển sang ăn các loại động vật đáy mà sinh khối động vật trong ao lại rất thấp. Vì vậy việc cung cấp thức ăn tinh ở giai đoạn này là rất cần thiết, nên cung cấp từ tuần đầu đến tuần cuối.
Từ tuần 1,2: Lượng thức ăn tinh từ 4-5kg/1vạn cá
Tuần thứ 3,4: Cho ăn 9kg/1vạn cá
Tuần 5,6: Cho ăn 15kg/1vạn cá.
Thức ăn tinh được hoà với nước ở dạng sệt thả xung quanh ao, cố định từ 4-8 điểm trong quá trình ươm.
Bài viết hôm nay đã cung cấp những kỹ thuật nuôi cá chép giống mà nếu bà con nào muốn thử sức thì nên lưu nhớ ngay. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là cuốn cẩm nang bổ ích với bà con. Chúc bà con thành công!
Xem thêm: Điều cần biết khi nuôi cá trong bể xi măng theo công nghệ mới