Trồng phong lan rừng không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Bởi lẽ, trồng phong lan rừng đã trở thành thú vui tao nhã của những người yêu hoa trên khắp cả nước. Những đóa lan ngát hương, mang vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, vừa tự nhiên lại vừa sang trọng, quyến rũ sẽ là lựa chọn không tồi để gia đình bạn chưng vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Đến với bài viết của agri hôm nay, cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng phong lan rừng nhé!
Thời vụ trồng phong lan rừng
Thời điểm tốt và thuận lợi nhất để trồng phong lan rừng là tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi thời tiết ở mức bình ổn, không lạnh quá mà cũng không nóng quá. Vì vậy lan có thể thích nghi và phát triển tốt.
Chuẩn bị những gì để trồng phong lan rừng?
Chậu trồng phong lan rừng
Có thể trồng phong lan rừng trong các loại chậu đất nung, chậu nhựa hay cũng có thể là những quả dừa khô. Tất cả đều phải đảm bảo độ thoáng mát và thoát nước tốt.
Giá thể trồng phong lan rừng
Các loại giá thể xốp, nhẹ và có khả năng giữ ẩm cao như vỏ thông, xơ dừa, xỉ than, gỗ nhỏ,…
Chọn giống phong lan rừng
Phong lan rừng thường ra hoa khỏe bởi nó là giống hoa từ tự nhiên. Tuy nhiên Oncidium, Phalaenopsis, Cattleya, Dendrobium,… là giống hoa có màu sắc đẹp. Còn muốn dễ trồng, thích hợp với thú vui chơi lan thì nên trồng Lan Vũ nữ, Lan Hồ điệp hay loại Dendrobium
Thiết kế sân vườn cho lan
Muốn có một vườn phong lan đẹp thì nên thiết kế khung giàn cho lan bằng những vật liệu chống được gió bão. Ngoài ra bố trí chậu lan cùng giống, cùng tuổi theo từng khu vực để thuận tiện chăm sóc và lúc ra hoa, vườn lan trông sẽ thẩm mỹ hơn.
Vườn phong lan trên mái hiên, lan can, sân thượng thì cần thiết kế thêm mái che để tránh nóng cho hoa lan, đặc biệt là khoảng thời gian giữa trưa.
Chăm sóc hoa phong lan
Ánh sáng
Nghe đến cái tên của phong lan rừng là đủ hiểu loài hoa quen sống trong điều kiện ánh sáng núi rừng. Vì vậy, trồng phong lan rừng nên thiết kế giàn lưới che để tránh ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Chế độ nước
Sau khi trồng, chúng ta tiến hành tưới nước luôn, sử dụng hệ thống phun sương và duy trì tưới 2 lần/ngày.
Bởi vì nếu thiếu nước cây tuy không chết nhưng cành lá sẽ khô héo, teo lại và rụng. Ngược lại thừa nước thì cây dễ bị thối đọt.
Thời điểm tưới nước phù hợp là vào sáng sớm hay chiều mát, không nên buổi trưa khi trời đang nắng nóng.
Bón phân cho phong lan rừng
Trồng phong lan rừng xong, lưu ý không tưới trực tiếp mà tưới phân bón bằng cách hòa với nước hay các dạng phân bón lỏng pha sẵn. Trong hầu hết các giai đoạn phát triển của cây, nên sử dụng phân vô cơ (có thể tận dụng nước vo gạo, nước hồ, nước ao).
Khi thấy đầu thân cây dần tròn và cây không mọc thêm lá mới thì nên pha đặc lượng phân giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh cho phong lan rừng
Người trồng phong lan rừng lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì của thuốc chứ không nên lạm dụng bởi cây sẽ tàn và chết.
Trồng phong lan rừng để thưởng thức và đem lại vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà bạn. Sở hữu được vườn phong lan rực rỡ, nhiều loại là mơ ước của nhiều người. Hãy áp dụng cách trồng phong lan rừng chúng tôi giới thiệu để đem lại vẻ đẹp tươi xuân cho gia đình bạn nhé!
Xem thêm: Chia sẻ bí quyết trồng lan Mokara trong chậu thành công 100%