Kỹ Thuật Nuôi Lơn Không Bùn Để Kinh Doanh

0
2471
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Bạn đang quan tâm đến kỹ thuật nuôi lươn không bùn? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhiều  thắc mắc có liên quan.

Nội dung chính

Chuẩn bị bể nuôi lươn

Bể nuôi là bể xi măng, bể lót bạt và có thể tận dụng chuồng heo cũ để nuôi. Lươn có thể dựng thân vào thành bể để ngoi lên bò ra ngoài, nên bể cần có đủ độ cao để tránh lươn bị thất thoát. Bể có hình chữ nhật chiều rộng 1,0 – 2m và chiều dài 2 – 5m, độ sâu tối thiểu từ 0,8 – 1,0m.

Việc xây dựng bể xi măng nuôi lươn không bùn cần đảm bảo đúng quy cách, tiêu chuẩn
Việc xây dựng bể xi măng nuôi lươn không bùn cần đảm bảo đúng quy cách, tiêu chuẩn   

Để tiết kiệm diện tích xây dựng và dễ quản lý, nên thiết kế khu nuôi thành nhiều bể liên tiếp. Thành và đáy bể cần làm bằng các vật liệu trơn láng. Mặt đáy cần bằng phẳng và hơi nghiêng về phía ống thoát nước. Toàn bộ hệ thống nuôi được che bởi mái che nhằm hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm nhiệt độ nước tăng cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lươn.

Ống cấp nước nối thông với nguồn nước cấp, đặt bằng hoặc cao hơn mặt bể. Ống thoát nước đặt sát đáy bể. Ống xả tràn đặt cao hơn mực nước trong bể khoảng 10cm (để xả bỏ lớp nước mặt sau những trận mưa). Tất cả các ống nói trên đều phải được chắn lưới để

Cách làm nơi trú ẩn cho lươn

  • Vĩ tre

Tre (hay tầm vông) cắt thành từng đoạn gần bằng chiều dài bể (để nguyên hoặc chẻ ra tùy cỡ cây) và bào gọt thật láng. Sau đó đóng đinh hoặc dùng dây buộc chặt thành những tấm vạt, cây cách cây 4 – 6 cm. Diện tích các tấm vạt bằng 60 – 70% diện tích bể.

Cần chú ý các vị trí đóng đinh bị nhô ra có thể làm lươn bị sây sát. Vĩ tre cần ngâm nước trước khi sử dụng. Mỗi bể đặt 2 – 3 vạt, tấm trên cùng thấp hơn mặt nước 1cm. Để nuôi loại lươn từ 50con/kg trở lên: Các thanh tre trong vĩ có khoảng cách 3cm, chiều cao 3cm, dùng dây bện đan ngang, có thể xếp 4 vĩ chồng lên nhau.

Để nuôi loại lươn từ 50con/kg trở xuống: Các thanh tre trong vĩ có khoảng cách từ 1,5 – 2cm, chiều cao từ 1,5 – 2cm, có thể làm 3 vĩ chồng lên nhau (có thể thay tre bằng ống nhựa).

  • Dây ni lông

Cần có vài chục đến vài trăm đoạn dây ni lông, được chia ra thành nhiều bó. Bố trí cây đòn gác ngang trên thành bể. Một đầu bó ni lông cột vào cây đòn, một đầu thả tự do vào bể. Những búi sợi ni lông trong bể sẽ đóng vai trò như tổ của lươn. Để tiết kiệm nên dùng loại dây ni lông tái sinh (bản rộng 0,6 – 1cm và dài từ 1,2 – 1,5 m).

Bạn có thể bố trí đòn gác ngang trên thành bể bằng dây ni lông
Bạn có thể bố trí đòn gác ngang trên thành bể bằng dây ni lông

Ngoài bể nuôi lươn thương phẩm nên có ba bể: Bể lắng, bể lọc và bể xử lý chất thải. Sàng ăn là khung hình chữ nhật làm bằng tre hoặc ống nước, rải thức ăn vào bên trong khung để dễ quản lý thức ăn.

Chọn và thả giống

Nên chọn mua con giống nhân tạo ở các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, có màu vàng đặc trưng của loài, bơi nhanh nhẹn, da không bị trầy xước, mất nhớt. Cỡ giống khoảng 300 – 500 con/kg. Đặc biệt lươn giống nhân tạo này đã được thuần bằng thức ăn viên.

Do nguồn lươn giống bán nhân tạo có kích cỡ nhỏ nên cần bố trí vào bể nuôi dưỡng đến khi lươn đạt kích cỡ lươn giống (40 – 60 con/kg). Mật độ nuôi dưỡng (giai đoạn 1): 200 – 300 con/m2. Mật độ nuôi thương phẩm (giai đoạn 2): 150 – 200 con/m2.

Trước khi thả lươn giống vào bể nuôi, tắm qua dung dịch nước muối nồng độ 2 – 3% khoảng 1 – 2 phút. Cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện những con bị bệnh hay yếu, lờ đờ, xây sát thì phải loại ra.

Lươn giống trước khi thả vào bể cần được xử lý mầm bệnh và loại bỏ con yếu
Lươn giống trước khi thả vào bể cần được xử lý mầm bệnh và loại bỏ con yếu

Yêu cầu dinh dưỡng

Ngày thứ nhất sau khi bố trí lươn vào bể nuôi dưỡng không nên cho ăn để lươn ổn định. Từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu cho lươn ăn trùn chỉ hoặc trùn quế để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu với bệnh. Khẩu phần ăn bằng 1 – 2% trọng lượng đàn. Thức ăn rải trong sàng ăn để dễ quản lý thức ăn.

Cần quan sát và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu không có nguồn trùn thì cho lươn ăn thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn chiếm khoảng 1 – 3% trọng lượng đàn, hàm lượng đạm 42 – 44%, mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần, lần 1 lúc 6 giờ sáng, lần 2 lúc 5 giờ chiều.

Trong giai đoạn nuôi dưỡng này nên thay nước toàn bộ hàng ngày và vệ sinh bể nuôi để kích thích lươn bắt mồi. Sau 2 – 3 tháng nuôi dưỡng lươn đạt cỡ giống lớn thì tiến hành phân cỡ và san bể nuôi để lươn trong mỗi bể có kích cỡ đồng đều.

Do lươn có tập tính ăn lẫn nhau, nên khoảng 1 tháng nuôi hoặc thấy lươn có phân đàn cần tiến hành phân cỡ ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt. Trước khi phân cỡ cho lươn nhịn ăn 1 ngày, dùng sàng trơn láng để phân loại cỡ lươn hoặc dùng vợt để bắt lươn (không dùng tay).

Chăm sóc, quản lý

Duy trì mức nước bể nuôi trong suốt quá trình nuôi đạt 20 – 50cm (vừa ngập các giá thể), không cần cho nhiều. Thay 100% lượng nước trong bể trước hoặc sau khi cho ăn 1 – 2 giờ, 1 – 2 lần/ngày. Nếu nuôi mật độ dầy, nên thay nước mỗi ngày 2 lần; còn ở mật độ thưa thì 1 ngày thay nước 1 lần.

Bạn cần chú ý thay 100% nước trong bể định kỳ 2 ngày 1 lần
Bạn cần chú ý thay 100% nước trong bể định kỳ 2 ngày 1 lần

Nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh. Sau đó bơm nước mới vào và duy trì mực nước cố định.

Lươn nuôi với mật độ dày, điều kiện môi trường rất dễ bị ô nhiễm thì lươn cũng dễ mắc một số bệnh. Khi đã mắc bệnh thì khả năng lây lan là rất nhanh. Do đó, việc giữ vệ sinh cho khu vực nuôi, đặc biệt là nguồn nước phải hết sức chú ý.

Định kỳ bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Đặc tính của lươn là ăn vào ban đêm, do đó, ban đêm cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày.

Khi rãi thức ăn nếu thấy hiện tượng lươn bắt mồi kém, âm thanh bắt mồi của lươn rời rạc. Lươn bò rải rác trong bể mà không nằm trú ẩn trong giá thể (vĩ tre, sợi ni lông). Các đặc điểm này đồng thời xuất hiện là dấu hiệu cho biết lươn nuôi có triệu chứng bệnh.

Khi phát hiện lươn bệnh thì phải ngừng cho ăn, thay nước mới, sử dụng nước muối có hàm lượng 3 – 5% tắm cho lươn và theo dõi kỹ đàn lươn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày. Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 – 10 tháng lươn có thể đạt được 150 – 250g/con. Cỡ lươn thả 300 – 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng đạt cỡ 150 – 250g/con.

Khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể thu hoạch
Khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể thu hoạch

Năng suất tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 – 20kg/m2/vụ (mật độ 150 con/m2), năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao. Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi vụ tiếp theo.

Chúng tôi rất hy vọng với thông tin mình chia sẻ. bạn sẽ am hiểu nhiều hơn về kỹ thuật nuôi lươn không bùn.Chúc bạn thành công trong việc xây dựng hệ thống nuôi lươn không bùn cho mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây