Tôm càng xanh là giống thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi. Ngoài ra, nuôi trồng giống tôm này phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ít rủi ro, đầu ra ổn định. Để thu được hiệu quả chăn nuôi cao nhất bà con cần nắm rõ kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây để trang bị thêm các thông tin cần thiết trước khi bắt tay vào nuôi trồng ở mùa vụ mới.
Chuẩn bị môi trường nuôi tôm càng xanh
Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao rõ rệt, vừa tiết kiệm diện tích đất và ngoài ra còn hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho nhau. Những ruộng lúa sửa dụng để nuôi tôm nên cấy hoặc gieo sạ thưa hơn bình thường để tạo khoảng trống cho con tôm bơi trong ruộng.
Cần mua tôm giống tại các trại giống có uy tín để đảm bảo chất lượng con giống. Lựa chọn tôm có kích cỡ đồng đều với tỉ lệ trên 90%. Lựa chọn đàn tôm dài từ 1,2 – 1,5cm; thân tôm cân đối, đuôi xòe ra khi bơi. Quan sát lựa chọn các con tôm bám vào thành bể, có khả năng bơi ngược dòng, phản xạ nhanh với tiếng động, ruột chứa đầy thức ăn. Nếu bà con lựa chọn nuôi toàn con đực, cần phải làm hợp đồng cam kết đảm bảo tỷ lệ con đực trên 95%.
Sau khi mua tôm về tới khu vực nuôi, cần kiểm tra độ mặn của nước. Nếu độ mặn trong túi chứa tôm giống chênh lệch không quá 5‰ so với môi trường nuôi thì có thể thả trực tiếp vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Bằng cách ngâm cả túi nilong chứa tôm giống xuống nước của môi trường nuôi trong 15 phút để tôm thích nghi dần với nhiệt độ thực tế rồi mới mở bao để tôm từ từ thoát ra. Trong trường hợp độ mặn chênh quá 5‰, cần phải dành thời gian thuần dưỡng để tôm thích nghi, tăng/giảm độ mặn tối đa mỗi tiếng lên 4‰. Cần chuẩn bị dụng cụ như thùng, bể và có sục khí.
Thức ăn nuôi tôm càng xanh
Bà con có thể sử dụng thức ăn tươi sống hoặc thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi cho tôm ăn. Tùy theo điều kiện thực tế của hộ gia đình để lựa chọn dạng thức ăn cho tôm phù hợp, nhưng phải đảm bảo độ đạm từ 25 – 30% khẩu phần ăn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tôm phát triển khỏe mạnh.
Cho tôm ăn đủ chất đủ lượng theo từng độ tuổi như sau:
Nên cho tôm ăn từ 2 – 3 lần/ngày với lượng ăn ước chừng khoảng 1,2 kg/100 ngàn con giống trong ngày đầu tiên.
Sau đó tăng dần lên 100 g/ngày
Tăng lên 200 g/ngày sang tuần thứ 2
Tăng tiếp thêm 300 g/ngày ở tuần thứ 3 và 500 g/ngày ở tuần thứ 4.
Tháng đầu tiên nên cho tôm ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp rồi sau đó mới xen kẽ cho ăn thức ăn hỗn hợp và thức ăn từ thực vật được nghiền mịn và trộn đều bằng máy trộn cám trục ngang như: gạo lứt, hạt ngô, đậu tương, ốc, cua, cá, khô dừa, khoai mì… Định kì trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng vào thức ăn cho tôm.
Bà con cần chú ý tới các yếu tố môi trường để ước lượng và điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm từng bữa sao cho phù hợp nhất. Vào những hôm trời lạnh, môi trường nước bẩn, trời mưa,… cần giảm lượng thức ăn; cho ăn từng chút một, tránh quăng thừa thức ăn xuống quá nhiều sẽ làm bẩn môi trường nuôi.
Quản lý và chăm sóc tôm càng xanh
Cần phải kiểm trà thường xuyên môi trường ao nuôi hàng ngày để đảm bảo cung cấp môi trường nuôi tốt nhất cho tôm càng xanh phát triển. Đảm bảo các thông số môi trường ổn định như: pH dao động từ 7,5 – 8,5; độ kiềm 80 – 120 mg/lit; độ trong 30 – 40cm; nước nuôi có màu xanh vỏ đậu hoặc nâu canh gián là đẹp nhất.
Cần thực hiện bẻ càng tôm để kích thích tôm mau lớn và hạn chế hao hụt do ăn thịt lẫn nhau vào thời điểm lột xác. Cần bẻ càng ở đúng khớp gần cơ thể và hạn chế thương tổn nhất bằng cách giữ chặt 2 càng và để tôm búng tự nhiên sẽ tự long càng ra. 3 – 4 tháng sau tôm sẽ mọc lại càng. Sau khi tiến hành bẻ càng xong cần chuyển tôm sang nuôi thương phẩm.
Đối với ao nuôi có độ sâu dưới 1,2 m và diện tích trong khoảng 1000 – 4000 mét vuồng cần lắp 2 giàn quạt nước, mỗi giàn cần có 12 – 15 cánh quạt; ao có diện tích lớn hơn cần bố trí 4 dàn quạt tương tự.
Các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh
-
Bệnh đóng rong
Nguyên nhân: do môi trường ô nhiễm, nguồn nước bị phú dưỡng khiến tôm bỏ ăn hoặc cho tôm ăn không đủ lượng và chất khiến tôm lột xác chậm. Biểu hiện của tôm bị bệnh sẽ thấy lớp rong,tảo bám khắp thân tôm. Tôm bị bệnh sẽ khó hô hấp và khó lột xác. Tỷ lệ tử vong cao.
Phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường ao nuôi, tránh làm cho ăn thừa sẽ làm tích tụ bùn dưới đay ao. Rải đồng sunfat với lượng 300g/1000 mét khối nước hoặc formol 25 lít/1000 mét khối nước vào ao khi tôm mắc bệnh.
-
Bệnh đốm đen
Do bị thương tổn trên cơ thể hoặc do shock khiến hệ miễn dịch suy yếu, điều kiện cho vi khuẩn và nấm tấn công, tạo ra các vết thương màu nâu đen, nổi lên thành gờ trên bề mặt con tôm.
Ngoài xử lý môi trường ao nuôi sạch sẽ, bà con cần trộn thêm kháng sinh Baymet3 lượng 5g/1kg thức ăn và cho ăn liên tục trong 3 ngày kết hợp rắc iodine xuống ao với lượng 300g/1000 mét khối nước.
-
Các bệnh khác
Nguyên nhân chủ yếu đều do môi trường nước bị ô nhiễm. Cần xử lý bằng cách tạt đồng sunfat hoặc iodine với lượng 300g/1000 mét khối nước. Kết hợp trộn thêm vitamin và kháng sinh vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng.
Thu hoạch tôm càng xanh
Thời gian nuôi tôm càng xanh kéo dài khoảng 4 tháng là có thể thu tỉa đợt 1 đối với các cá thể yếu, khó phát triển kích cỡ. Tôm càng xanh thu hoạch nhiều lần và sử dụng lưới mỏng, tránh gây tổn thương mạnh lên thân tôm. Sau khi thu hoạch xong phải sục khí để tôm tươi ngon khi tới tay người tiêu dùng.
Trên đây, Argi.vn vừa gửi tới bà con cách nuôi tôm càng xanh chuẩn nhất theo chia sẻ từ chuyên gia. Chúc bà con nắm vững kiến thức và áp dụng thành công để có vụ tôm bội thu.