Như chúng ta đã thấy, ngày nay ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đang là xu hướng mới mang đến nhiều lợi ích cho người nông dân. Không chỉ tiết kiệm được sức người, rút ngắn thời gian thu hoạch lại còn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Trong đó chăn nuôi công nghệ cao cũng đang dần trở nên phổ biến. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình chăn nuôi công nghệ cao và xem thử ở nước ta đã ứng dụng thành công những gì nhé.
-
Nội dung chính
Chăn nuôi công nghệ cao là gì?
Nhiều năm gần đây chăn nuôi công nghệ cao đã trở thành một khái niệm khá quen thuộc với người nông dân Việt. Thế nhưng, có thể một số ít người vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ về kỹ thuật chăn nuôi thời đại mới này.
Thực tế, có thể hiểu chăn nuôi công nghệ cao chính là những mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ hiện đại. Mục đích chủ yếu là nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thành phẩm thu được, tiết kiệm sức lao động, thu về lợi nhuận cao.
Trong số đó, người ta ứng dụng nhiều nhất là các loại máy móc theo công nghệ hiện đại hoặc ứng dụng công nghệ thông tin. Các mô hình cơ giới hóa điển hình nhất trong quá trình chăn nuôi hiện nay có thể thấy là từ khâu cho ăn, uống, tắm rửa, chăm sóc sức khỏe cho đến vệ sinh chuồng trại,…
Trước đây với phương pháp chăn nuôi truyền thống các trang trại đều cần rất nhiều nhân công chăm sóc vật nuôi, chuồng trại. Ngày nay với công nghệ cao, việc chăn nuôi dễ dàng hơn nhiều, thậm chí một người có thể điều khiển hệ thống trông coi và chăm sóc cả một trang trại lớn.
-
Những ứng dụng chăn nuôi công nghệ cao thành công ở Việt Nam
Việt Nam đang là một nước phát triển nông nghiệp, công nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Trên thực tế, chăn nuôi công nghệ cao chỉ mới được du nhập vào nước ta vài năm nay và bắt đầu trên đà phát triển.
Theo thống kê, cả nước chỉ mới có khoảng gần 30 khu nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao. Lớn nhất là 2 khu nông nghiệp có mô hình chăn nuôi công nghệ cao tại Phú Yên, Hậu Giang có nuôi đầy đủ cả gà vịt, lợn, bò , tôm, cá.
Dưới đây là 3 ứng dụng thành công nhất trong mô hình chăn nuôi công nghệ cao ở nước ta:
Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Tại Việt Nam, mô hình chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại có thể thấy ở 2 doanh nghiệp lớn là Vinamilk và TH True Milk.
Trước tiên giống bò sữa đều được chọn lọc và mua về từ các quốc gia lớn trên thế giới như New Zealand, Australia, …
Về chăm sóc sức khỏe, mỗi con bò sữa đều được gắn chip điện tử riêng để theo dõi qua phần mềm công nghệ thông tin. Từ kiểm soát tình trạng sức khỏe hàng ngày, lượng đồ ăn thức uống cho đến kiểm soát thời kỳ phối giống, phát hiện bệnh để can thiệp kịp thời,…
Về cơ sở hạ tầng, chuồng trại có hệ thống mái là tôn lạnh chống nóng, trong chuồng có hệ thống quạt làm mát phun tắm tự động, dự trữ thức ăn. Hơn nữa, khẩu phần ăn còn được lập trình bằng máy tính phù hợp từng giống bò.
Về vấn đề vệ sinh, hệ thống dọn phân, xử lý chất thải bảo vệ môi trường là hoàn toàn tự động. Từ đó đảm bảo chất lượng sữa bò mang đến người tiêu dùng là dinh dưỡng và an toàn nhất.
Mô hình chăn nuôi gà, lợn trong chuồng lạnh
Mô hình chăn nuôi gà, lợn trong chuồng lạnh theo quy trình khép kín cũng đang dần phổ biến tại nhiều địa phương trong cả nước ta.
Điểm nhấn của mô hình này nằm ở hệ thống chuồng trại xây kín với hệ thống làm mát bằng nước, quạt hút gió, đệm lót sinh học, hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ,… Với công nghệ hiện đại, nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng giống gà, lợn, các quy trình xử lý khoa học khử mùi hôi.
Bằng ứng dụng công nghệ thông tin, việc cho ăn uống, chăm sóc và theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh của gia cầm, gia súc đều được đưa về một trung tâm điều khiển. Do đó, nhân công có thể giảm đi hơn nửa vẫn đảm bảo chất lượng chuồng trại.
Đặc biệt trong công nghệ nuôi gà đang dần áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để chọn lọc giống gà tốt. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao nên còn nhiều trở ngại.
Nói tóm lại, mô hình chăn nuôi theo công nghệ cao đang ngày càng phổ biến ở nước ta, áp dụng tại nhiều địa phương trên cả nước. Kỹ thuật hiện đại này không chỉ giúp người nông dân tiết kiệm sức người mà còn nâng cao được năng suất, chất lượng hiệu quả.
Tuy nhiên, mô hình này cần phải có vốn đầu tư ban đầu lớn nên chưa thực sự phù hợp với những chủ hộ còn hạn hẹp về điều kiện kinh tế.