Nghề nuôi chim công được chọn mặt gửi vàng trở thành nghề làm giàu

0
2456
Nghề nuôi chim công được chọn mặt gửi vàng trở thành nghề làm giàu
Nghề nuôi chim công được chọn mặt gửi vàng trở thành nghề làm giàu
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Thiên nhiên quả thật ưu ái cho con người khi ban tặng cho ta nhiều cảnh vật đẹp, con vật độc lạ. Với bộ lông hoành tráng, mang dáng dấp quý tộc, không ngoa khi xếp chim Công hay còn gọi là Khổng Tước vào top 10 loài chim đẹp nhất thế giới. Và nuôi chim công cũng là một nghề được coi là nghề “đếm lông ra tiền”, kiếm tiền tỷ từ nuôi chim công là điều bình thường.

Nội dung chính

Chim công – loài chim rụng lông mà “ra tiền”

Lông chim công có hình dáng như cánh quạt to, rực rỡ nhiều màu sắc và có hình như hình con mắt được sắp xếp vô cùng bắt mắt. Chim đực mới có bộ lông đẹp nhất và chỉ xòe ra vào mùa sinh sản, được coi là điệu múa của các loài chim để hấp dẫn, thu hút chim cái, sau mùa sinh sản thì lông sẽ tự rụng và mùa sau lại mọc lên tiếp.

Không chỉ đẹp mà lông chim công còn có giá trị tinh thần, trong Phật giáo chim công có tác dụng xua đuổi tà ma tà khí, thu hút tài lộc. Khi chim công xòe ra, các mắt lông làm ta liên tưởng đến Phật nghìn tay nghìn mắt, tượng trưng cho quyền lực và sự uy phong.

lông chim công giá trị thẩm mỹ và cả phong thủy
Lông công để trang trí

Chính vì có giá trị thẩm mỹ và cả phong thủy, nhiều người mua lông công hoặc các vật phẩm khác từ lông công để trang trí. Nhiều người cho rằng, lông chim công có thể hút và quy tụ tinh hoa cuộc sống, năng lượng của đất trời, chính vì vậy sở hữu lông chim công trong nhà để dễ bề thăng quan tiến chức, tài lộc và may mắn ngập tràn.

Lông công tiêu chuẩn và chất lượng phải có độ dài từ 80 – 120cm có giá dao động từ 20. 000 – 40.000vnđ/cọng. Tùy theo chất lượng mà sẽ có giá thành khác nhau, lông công còn nguyên và đã rách vì lẽ đó cũng có giá chênh lệch nhau. Kích thước của các mắt lông cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Lông chim công nhân tạo cũng có giá trị từ 20.000 – 25.000/cọng.

Bởi vì một cọng lông cũng có giá trị nên vì thế nghề nuôi chim công cũng rất phát triển, người nuôi có thể bỏ túi hàng trăm triệu đồng và vươn lên làm giàu một cách xuất sắc. Tuy nhiên, khi tìm mua lông công cũng phải đảm bảo nguồn gốc, mua ở những nơi uy tín tránh “vàng thau lẫn lộn”, mua phải lông giả.

Giải mã bí ẩn đằng sau những chiếc lông chim công

 Giải mã bí ẩn đằng sau những chiếc lông chim công
Lông chim công là vật phong thủy

Lông chim công là vật phong thủy, chính vì vậy không phải cứ thích là mua về trưng được mà phải đảm bảo các nguyên tắc về số lượng cũng như vị trí để trong nhà.

Nếu muốn trưng bày ở trong nhà thì trang trí lông công với số lượng từ 30 – 50 chiếc là thích hợp nhất. Còn những ai làm kinh doanh, buôn bán muốn thu hút may mắn thì nên sở hữu từ 55 – 108 chiếc lông. Bên cạnh đó còn phải tuân thủ nguyên tắc như sau:

  • Không được trang trí 50 chiếc lông vì sẽ không mang lại may mắn
  • Nếu trang trí dưới 50 chiếc lông thì phải dùng số lẻ
  • Trên 50 chiếc thì phải hài hòa cân đối với không gian nhà bạn

Cầu kỳ nuôi chim công đẹp lộng lẫy và kiêu sa

Tiềm năng của nghề nuôi chim công làm giàu

nghề nuôi chim công làm giàu
Nuôi chim công làm giàu

Vì có ý nghĩa tinh thần rất lớn nên chim công được nhiều người đặc biệt những người làm kinh doanh liên tục săn đón. Đặc biệt là những ngày lễ, Tết nhu cầu mua lông công càng cao. Anh Trần Huy Hợi (Hưng Yên) chia sẻ nếu chỉ bán lông công thôi thì thu nhập sẽ khoảng 200 triệu, còn nếu bán những mặt hàng đã chế tác thành đồ trang trí, đồ lưu niệm thì thu nhập lên hơn 200 triệu.

Những điều cần biết khi nuôi chim công

Chim công được nuôi nhiều là chim công Ấn Độ với thân hình nhiều màu sắc nhưng màu xanh là màu chủ đạo. Có loại chim công ngũ sắc có 5 màu, thiên nhiều về màu xanh – trắng thì lại có giá trị lớn hơn.

Ưu điểm của chim công là có sức đề kháng tốt, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là thóc, ngô, rau xanh… Trông tuy to lớn nhưng lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 con gà mà thôi. Không những thế nuôi chim công khá dễ dàng vì chúng rất thông minh, không sợ chạy mất khi nuôi thả.

Nuôi chim công không chỉ làm giàu cho nhà nông mà còn bảo tồn nguồn gen về loại chim quý hiếm sở hữu sắc đẹp vô cùng quyến rũ và quý tộc này.

Các bước chuẩn bị để nuôi chim công

Thiết kế chuồng nuôi chim công

Cũng như bao vật nuôi khác, chuồng trại phải được bố trí ở vị trí mà ấm áp vào mùa đông, thoáng đãng khi mùa hè. Chuồng nuôi chim công có thể tận dụng từ nhà kho, chuồng nuôi gà vịt…có sẵn để nuôi chim công. Kích thước chuồng nuôi chim công thường thấy là chiều rộng 3 – 4 m, chiều dài 5 – 6m.

Chuồng chim phải được rải cát vàng để hút ẩm, hạn chế dịch bệnh, giúp chuồng nuôi sạch sẽ hơn bình thường.

Công tác chăm sóc khi nuôi chim công

Hướng dẫn cách thuần hóa chim công
việc thuần hóa khi nuôi chim công là rất quan trọng.
Thuần hóa chim công

Chim công đã được thuần hóa là khi chúng thân thiết với người nuôi, không sợ hãi khi người lại gần. Khi chim được thuần hóa ta sẽ không lo lắng chim bay mất. Chính vì vậy việc thuần hóa khi nuôi chim công là rất quan trọng.

Cùng học hỏi anh Nguyễn Đình Quỳnh bàn tay vàng trong làng nuôi chim công thuần hóa chim công. Anh chia sẻ mình đã sử dụng nước muối để thuần hóa chim công của mình, rất đơn giản và có sẵn. Nước muối pha không được quá mặn, phải hợp khẩu vị với chim thì chim mới uống quen được.

Sau 2 tháng thì anh có thể thả chim ra khỏi chuồng tuy nhiên vẫn phải đề phòng chim bay mất, sau 5 tháng thì chim đã quá quen thuộc và có thể đi lại trong sân mà không bay mất.

Thức ăn khi nuôi chim công

Bộ lông là điểm ấn tượng của chim công, để lông chim luôn đẹp, chuẩn màu thì phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chim.

Thức ăn nuôi chim công thường là cám gạo lứt, cám nông nghiệp, thức ăn xanh. Thức ăn phải được điều chỉnh theo mùa. Và rau là thức ăn không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chim công nếu muốn có bộ lông đẹp tự nhiên.

Tùy theo mật độ mà chuẩn bị máng ăn khi nuôi chim công, nếu mật độ từ 10 đến 15 con chỉ cần 1 máng ăn dài 1m2, như vậy chim công có thể ăn được 1 tuần.

Hướng dẫn chăm sóc chim công vào mùa hè

Chim công không có tuyến mồ hôi nên khả năng thoát nhiệt rất hạn chế. Vì vậy nhiệt độ nuôi chim công phải từ 28 – 30 độ C. Vào mùa hè phải tạo cho chim công môi trường khô ráo, thoáng mát, có mái che, bố trí quạt, cung cấp đủ nước cho chim công. Trồng cây cũng là một ý tưởng tốt để giảm nhiệt cho chim công vào mùa hè.

Chim công – loài chim rụng lông mà "ra tiền"
Chim công – loài chim rụng lông mà “ra tiền”

Tuy sức đề kháng tốt nhưng khi nuôi chim công vẫn phải chú ý công tác chăm sóc và phòng bệnh cho chim bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng, thăm nom sức khoẻ. Trên đây là những thông tin bổ ích về nghề nuôi chim công chúng tôi xin gửi đến các bạn. Mong sẽ giúp được những ai đang ấp ủ làm giàu từ nghề nuôi chim công này.

Xem thêm:

Hướng dẫn nuôi cua đinh sinh sản thu về bạc triệu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây