Kỹ Thuật Nuôi Gà Con Nhanh Lớn – Ít Bệnh

0
2076
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chăn nuôi gia cầm đang là ngành nghề phổ biến ở các vùng nông thôn, để có một đàn gà tốt thì cách chăm sóc ở giai đoạn gà con ảnh hưởng rất lớn. Sau đây là tóm tắt kỹ thuật nuôi gà con tại nhà đơn giản mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

  1. Nội dung chính

    Chọn giống

Khi chọn gà giống, chỉ chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, độ đồng đều cao, không bị dị dạng, màng da chân bóng…

Khi chọn giống gà con bạn chỉ nên chọn những con khỏe mạnh, có độ đồng đều
Khi chọn giống gà con bạn chỉ nên chọn những con khỏe mạnh, có độ đồng đều 
  1. Chuẩn bị trang thiết bị nuôi gà con

Chuồng hoặc lồng úm cho gà con: nếu có sẵn lồng úm thì dùng còn nếu phải làm mới bạn có thể tham khảo cách dưới đây vừa tiết kiệm vừa đủ chất lượng để úm gà con, dùng tấm cót vây lại thành hình tròn  hay vuông tùy địa hình có diện tích quy ra hình vuông là : 2m x 1m  và cao khoảng 0,5m đủ để nuôi 100 con. Nền chuồng được trải vỏ trấu, mùn cưa dầy 5cm làm nền cho gà ở. Nên bố trí chuồng ở đầu hướng gió, cách xa chuồng gà trưởng thành. Dọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.

Trong chuồng úm phải được treo đèn sợi đốt vừa dùng để sưởi ấm gà và cũng để chiếu sáng, dùng đèn công suất từ 60 – 100W, treo cách nền chuồng 30 – 40cm tùy theo cách làm chuồng gà

Trong chuồng nuôi úm gà phải có trang bị bóng đèn để giữ ấm
Trong chuồng nuôi úm gà phải có trang bị bóng đèn để giữ ấm
  1. Chuẩn bị khẩu phần ăn, thức uống cho gà con

 Dùng thức ăn chuyên dụng để úm gà con như các loại cám tổng hợp con cò, dùng nước sạch và máng ăn  hay máng nước đều được khử trùng và sấy khô trước khi dùng nuôi.

  1. Cách chăm sóc

Ngay sau khi nở một ngày cho xuống chuồng úm phải uống nước trước tiên, pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày. Chỉ đổ thức ăn vừa phải đảm bảo gà con ăn hết, không đổ quá thừa gây rơi vãi ra nền chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Đảm bảo nhiệt độ chuồng úm phải ổn định theo từng thời kì, để kiểm tra nhiệt độ ổn định chưa thì các bạn quan sát gà con, nếu tập trung gần nguồn nhiệt thì gà bị lạnh. Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt trạng thái nháo nhác, khát nước, gà bị quá nóng cần phải giảm nhiệt độ. Gà tụm lại một phía là bị gió lùa, cần phải che kín hướng gió thổi. Khi gà tản đều và hoạt động bình thường là ổn.

Để tránh dịch bệnh bùng phát, độ ẩm chuồng phải từ  60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.

Tuần đầu nên thắp sáng hoàn toàn, không tắt đèn, sau tuần đó giảm thời gian chiếu sáng đi một giờ mỗi tuần đến khi nào nhiệt độ chiếu sáng một ngày là 12h thì giữ nguyên ổn định.

Thời gian thắp sáng đèn trong chuồng úm gà ở tuần thứ 2 có thể giảm đi 1 giờ/ngày
Thời gian thắp sáng đèn trong chuồng úm gà ở tuần thứ 2 có thể giảm đi 1 giờ/ngày
  1. Quy trình phòng bệnh cho gà

– Khử trùng toàn bộ trang thiết bị khi nuôi và sấy khô

– Cho uống kháng sinh cảm thương hàn, CRD, viêm rốn và E.coli trong 3 ngày đầu.

– Nếu gà con hở rốn sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.

Trên đây là thông tin Agri.vn muốn gửi đến bạn về kỹ thuật nuôi gà con. Bạn có thể lưu lại nội dung bài viết này để áp dụng khi cần. Chúc các bạn thành công vơi phương pháp nuôi gà con này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây