Cây hoa đậu biếc từ lâu đã được biết đến là loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao với màu xanh biếc khá đặc trưng mà không phải loài hoa nào cũng có. Không chỉ dừng lại ở giá trị thẩm mỹ, hoa đậu biếc còn mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho đời sống hằng ngày của chúng ta.
Công dụng của hoa đậu biếc trong việc chăm sóc sắc đẹp
Chống tình trạng lão hóa da
Đây có lẽ là công dụng của hoa đậu biếc mà ít người biết đến. Hoa có nhiều chất chống oxy hóa hay cụ thể hơn là chất Blue – Proanthocyanidin, vì vậy mà nó giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa da – một vấn đề khiến nhiều người ở giới tính nào cũng phải đau đầu.
Được biết Blue – Proanthocyanidin có thể còn hiệu quả hơn cả vitamin C và E. Nhất là trong việc chăm sóc da hằng ngày. Không chỉ giúp đẩy lùi lão hóa da mà nó còn góp phần làm da dẻ trở nên căng bóng, mịn màng hơn.
Da đẹp, tóc khỏe, ngăn ngừa bệnh béo phì
Hoa đậu biếc giúp cải thiện sức khỏe của tế bào, đồng thời cũng giúp máu lưu thông tốt hơn để nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm đi quá trình lão hóa, ngăn ngừa hiện tượng bị rụng tóc, cũng làm cho tóc đen và bóng mượt.
Hơn thế, anthocyanin có trong hoa có thể cản trở phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn ngừa tích tụ chất béo trong cơ thể giúp giữ dáng, tránh béo phì.
Công dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Nhờ có khả năng chống oxy hóa cao, hoa đậu biếc làm giảm tối đa sự hình thành của các gốc tự do, ổn định di thể trong nhân của tế bào, giúp tăng cường khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu, bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Hơn nữa, chất cliotide của Đậu hoa tím có khả năng ức chế tế bào ung thư ấn tượng.
Trà hoa Đậu biếc ngừa bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu thuộc trường đại học Government Arts của Ấn Độ đã cho thấy rằng dung dịch chiết ra của hoa Đậu biếc có khả năng làm giảm lượng đường trong máu rõ ràng chỉ sau 12 ngày dùng, và cũng không bị tăng lên lại sau khi dùng thuốc. Nước chiết Đậu biếc có tác dụng như vậy là nhờ 2 tác động:
- Làm ức chế lượng glucose từ thức ăn được đưa vào cơ thể.
- Làm các tế bào beta đảo tụy tăng cường tiết insulin. Nhờ đó, kiểm soát lượng đường trong máu.
Đồng thời, hoa Đậu biếc còn chứa vài chất có khả năng kháng khuẩn ở mức độ nhẹ, giúp người bị tiểu đường có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Tốt cho tim mạch
Sử dụng hoa đậu biếc định kì sẽ cải thiện đáng kể nguy cơ động mạch vành vì nó giúp bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu và giảm huyết áp.
Công dụng hoa đậu biếc tươi với thị lực
Đậu biếc giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Vì vậy dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt cũng được cải thiện, bảo vệ và tăng cường thị lực hiệu quả.
Đồng thời, hoa đậu biếc còn giúp bảo vệ mắt tránh khỏi những thương tổn do các gốc tự do. Từ đó sẽ làm chậm quá trình đục thủy tinh thể, điều trị các tổn thương của võng mạc.
An thần, giảm căng thẳng
Theo lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y, hoa đậu biếc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, ngừa trầm cảm hiệu quả.
Hoa đậu biếc giúp giảm rụng tóc
Trong y học cổ của Thái Lan, từ xưa họ dùng hoa Đậu biếc để chữa hói đầu sớm và bạc tóc sớm. Họ cho rằng anthocyanin ở hoa đã tăng cường tuần hoàn máu ở đầu và làm khỏe chân tóc.
Tác dụng đối với món ăn
Việc tạo màu từ hoa đậu biếc rất an toàn cộng thêm màu xanh đặc trưng đã khiến chúng rất được chị em ưa chuộng.
Không chỉ làm món rau mà người ta cũng dùng để pha màu cho nước trà. Hoặc trang trí một cách thanh nhã cho bàn ăn thêm đẹp.
Nhìn chung các món ăn từ hoa đậu biếc đều rất ngon, đẹp mà an toàn.
Lưu ý khi sử dụng
Bất kể dược liệu nào cũng cần có mức sử dụng theo chỉ định, bao gồm Đậu hoa tím. Chỉ nên uống 1 – 2 ly trà hoa đậu biếc trong ngày ( tầm 5 – 10 bông). Ngoài ra, chất anthocyanin ức chế sự kết tụ tiểu cầu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên những trường hợp sau cần hạn chế sử dụng:
- Phụ nữ đang có thai.
- Đang trong kì hành kinh.
- Chuẩn bị phẫu thuật.
- Người dùng thuốc chống đông máu.
Nên bảo quản ở nơi khô ráo. Thông thường, hoa đậu biếc tươi sẽ tương đối khó, thời gian bảo quản không được lâu. Vì vậy người ta sẽ phơi khô loài hoa này, rồi để ở nơi khô ráo mà dùng dần.
Xem thêm:
Trồng cây hoa hồng xanh, sắc màu kỳ bí của trái tim con người